【bxh giải nga】GS Trương Nguyện Thành: “Thất bại chính là cơ hội”
Ông chính là GS Trương Nguyện Thành,ươngNguyệnThànhThấtbạichínhlàcơhộbxh giải nga hiện là giảng viên của ĐH Utah, Mỹ. Ông từng là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen và từng “gây sốt” vào năm 2017 khi mặc quần đùi, áo thun lên lớp giảng bài cho sinh viên.
GS Trương Nguyện Thành: "Thất bại hôm nay không có nghĩa là tương lai bạn sẽ tiếp tục thất bại và càng không có nghĩa bạn là người thất bại. Điều quan trọng chính là thái độ của bạn khi đối diện với sự thất bại"
Mới đây, GS Trương Nguyện Thành đã có buổi trò chuyện với sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế nhân dịp ông trở về Việt Nam trong kỳ nghỉ đông. Thừa Thiên Huế Onlineđã có cuộc trò chuyện thú vị với GS Trương Nguyện Thành về việc làm sao để đối diện với thất bại.
- GS nghĩ gì về biệt danh “Giáo sư quần đùi”?
Đây là biệt danh mà giới truyền thông và các bạn trẻ tặng cho tôi. Bản thân tôi cảm thấy rất thú vị với biệt danh này bởi nó nói lên một phần khía cạnh sáng tạo khác biệt. Sáng tạo khác biệt ở đây có nghĩa là mình phải vượt qua những định kiến đang có để chấp nhận những cái mới. Có thể cái mới đó khiến mình không vừa ý, thậm chí đi ngược lại văn hóa, lối sống hàng ngày của chính mình. Nhưng không đồng tình không có nghĩa với việc không tôn trọng nó.
Điều này rất quan trọng trong môi trường khởi nghiệp như hiện nay. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt bởi chính nó mang lại những sản phẩm khác biệt. Và chính những sản phẩm khác biệt đó mới đem lại thành công trong khởi nghiệp vì nếu như IQ như nhau, không có ý tưởng mới thì sẽ chẳng bao giờ có sự đột phá để phát triển được.
- Nói về sự thất bại, GS có thể chia sẻ về lần thất bại đáng nhớ nhất của mình?
Thất bại đau đớn nhất của tôi đó là lần thất bại trong khởi nghiệp. Cách đây gần 10 năm, lúc đó tôi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp làm một giảng sư và có 2 bằng phát minh về công nghệ thông tin. Một số người bạn khuyên tôi khởi nghiệp với công nghệ do chính mình phát minh. Từ cái nhìn của một người làm khoa học, tôi đã quá chủ quan khi nghĩ rằng đây là một công nghệ hiện đại, là một công nghệ mới chưa có trên thị trường.
Chính điều này khiến tôi thất bại bởi thị trường chưa sẵn sàng đón nhận, sử dụng công nghệ của tôi. Lần khởi nghiệp bất thành này khiến tôi mất đi một căn nhà trị giá vài trăm ngàn đô la và kèm theo đó là một số tiền vay nợ rất lớn. Chưa kể đến đó là sự khủng hoảng tinh thần và áp lực từ những cú điện thoại mà chủ nợ thường xuyên gọi điện cho tôi. Tất nhiên những lời đòi nợ thì chẳng dễ nghe chút nào!
- GS học được gì từ lần thất bại đó?
Bài học đầu tiên mà tôi học được đó là làm sao để trả lời điện thoại của chủ nợ (cười). Đùa thôi chứ lần thất bại đó đã dạy cho tôi rất nhiều bài học xương máu về khởi nghiệp. Đó là cần phải chú ý đến thị trường, chú ý đến mô hình kinh doanh…
Và những bài học đó mình chỉ được học sau khi trả lời được câu hỏi tại sao mình thất bại. Nếu như lúc đó tôi làm sản phẩm thành công thì thực sự tôi không học được bất kỳ bài học gì cả. Và tôi nghĩ rằng, nếu không thất bại và được học những bài học đó thì sớm muộn trong tương lai, tôi cũng sẽ gặp thất bại. Lý do là tôi chưa học được bài học về thị trường.
Tôi nghĩ chuyện khởi nghiệp thất bại chỉ là kết quả tạm thời mà thôi. Quan trọng là mình học được gì từ bài học đó và tiếp tục. Chuyện tôi về ĐH Hoa Sen cũng là một quyết định khởi nghiệp. Những kinh nghiệm học được trên thương trường như quản trị kinh doanh, thị trường… sau này tôi đem về áp dụng lại trong điều hành ở ĐH Hoa Sen. Kết quả khá thành công mặc dù chuyên môn của tôi là làm khoa học chứ không phải làm quản trị.
Một bài học từ lần khởi nghiệp thất bại đó nữa chính là phải quên “cái tôi” của mình đi để học hỏi và chấp nhận thất bại. Như mọi người đã biết, lúc đó tôi đang là một giáo sư có tiếng tăm trong cộng đồng khoa học. Nhưng tôi đã khởi nghiệp thất bại và bị người chủ nợ thường xuyên gọi điện nói chuyện bằng những lời lẽ không ra gì. Nếu “cái tôi” trong tôi quá lớn đến mức không thể gạt nó sang một bên thì chắc chắn tôi sẽ không dám đứng dậy bước tiếp hoặc ít nhất là không dám khởi nghiệp thêm lần nữa.
GS Trương Nguyễn Thành (hàng đầu ở giữa, áo hồng) cùng giao lưu với sinh viên ĐH Kinh tế - ĐH Huế. Ảnh: ĐHKT
- Điều quan trọng để vượt qua sự thất bại là gì, thưa GS?
Tôi nghĩ thất bại không đáng sợ mà còn là cơ hội. Thất bại hôm nay không có nghĩa là tương lai bạn sẽ tiếp tục thất bại và càng không có nghĩa bạn là người thất bại. Điều quan trọng chính là thái độ của bạn khi đối diện với sự thất bại.
Khi mới qua Mỹ, vốn tiếng Anh của tôi chỉ vòn vẹn có vài từ đủ để tồn tại. Vì quá tuổi nên tôi chỉ được học một năm ở trung học và không có học bạ. Sau đó, tôi nộp hồ sơ cho các trường đại học nhưng không một trường nào nhận tôi vào cả. Những lá thư từ chối cứ liên tiếp gửi về và hiển nhiên kèm với đó là nỗi thất vọng.
Thế nhưng, thay vì có những hành động tiêu cực và để nỗi buồn lấn át, tôi lại nghĩ rằng mình cần phải phấn đấu nhiều hơn, cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa để có thể vào được đại học. Tôi vào thư viện mượn thêm sách để đọc. Tôi nhờ thầy cô chỉ bài thêm mỗi khi có thời gian. Tôi cố gắng gấp bội so với trước đó.
Nhờ thái độ tích cực khi đối diện với thất bại đó mà thầy cô ở trường trung học đã có sự nhìn nhận khác hơn về tôi. Một lá đơn với những chữ ký của các thầy cô ở trường đã được gửi đến Trường ĐH North Dakota State University với nội dung thỉnh cầu nhận tôi vào học. Tôi đã được nhận và đạt được ước mơ vào đại học. Chính thái độ tích cực của tôi trước sự thất bại đã mở ra cho tôi cơ hội. Nhờ đó mà tôi có được ngày hôm nay.
- GS có nhận xét gì về các bạn sinh viên ở sinh viên ở Huế sau những lần tiếp xúc?
Tôi đến Huế cũng đã được vài lần và tiếp xúc với sinh viên ở đây cũng khá nhiều. Nhìn chung sinh viên Huế rất ham học, cần cù và chăm chỉ. Có lẽ là do Huế nổi danh là vùng đất hiếu học từ xưa đến nay nên sinh viên cũng rất ham học. Nhưng tôi khuyên sinh viên rằng học thông minh tốt hơn là học chăm chỉ. Có nghĩa là cùng lượng kiến thức đó, làm sao mình có thể tiếp thu được ngắn nhất, gọn nhất và sâu nhất chứ không phải ngày qua ngày "tụng tới tụng lui".
Hãy học hiểu thay vì học thuộc, thậm chí nên phản biện lại vấn đề. Ví dụ thay vì bạn cố gắng học thuộc công thức A+B=C thì hãy đặt câu hỏi vì sao A+B=C và tìm câu trả lời cho nó. Thậm chí hãy phản biện lại A+B=D hoặc E có được không hay cứ nhất quyết phải bằng C?
PHẠM NHẬT (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Việt Nam có thể chiêm ngưỡng thêm siêu trăng vào tháng 10
- ·Điện thoại công nghệ 2G sẽ bị 'vô hiệu hóa' từ 16/10
- ·AI Trung Quốc phát hiện gần 162.000 virus RNA mới với tốc độ kỷ lục
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·CMC Cyber Security & VNSC
- ·Doanh thu bán dòng iPhone mới ở Việt Nam tăng cao
- ·Ba nhà khoa học giành Nobel Hóa học nhờ AI
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·‘Vài tuần tới’, Meta AI có mặt tại Việt Nam
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Những thương hiệu đổi mới sáng tạo được vinh danh tại Better Choice Awards 2024
- ·Amazfit ra mắt đồng hồ thể thao chuyên dụng T
- ·Tập trung kiểm tra hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Chuyển đổi số toàn diện
- ·Smartwatch thời trang tích hợp GPS cho nữ giới mới của Garmin
- ·Điện thoại siêu sang Vertu 2G còn dùng được không?
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Chiến lược mạng lưới của Viettel có gì đặc biệt khi chuyển đổi 2G lên 4G?