【trận đấu ý】Ngân hàng đối diện việc giảm lợi nhuận trong quý IV/2021
Tăng tần suất phân loại nợ
Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Thông tư 11) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro,ânhàngđốidiệnviệcgiảmlợinhuậntrongquýtrận đấu ý sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là ngân hàng).
Theo quy định tại Thông tư 11, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%. Thông tư cũng nêu rõ, mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm; có chính sách dự phòng theo quy định…
Ngoài ra, một trong những điểm mới của Thông tư 11 so với quy định trước đây là ít nhất mỗi tháng một lần, trong vòng 7 ngày đầu tiên của tháng, các ngân hàng phải căn cứ quy định của thông tư để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng tính đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề. Các tổ chức này phải trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Ngoài thời điểm phân loại trên, các ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Một số quan điểm cho rằng, việc thay đổi về tần suất phân loại nợ tăng lên (từ quý sang tháng) có thể chưa phải yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hiện tại của các ngân hàng. Chẳng hạn, theo một báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, các ngân hàng mà SSI nghiên cứu dường như đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng nên sự thay đổi này có thể không ảnh hưởng đáng kể đến họ.
Tuy nhiên, ngoài những thay đổi về tần suất thực hiện phân loại nợ, Thông tư 11 còn có thêm những nội dung khác, có thể khiến có những nhóm nợ sẽ phải đưa lên nhóm có rủi ro cao hơn.
Ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng
Một trong những điểm đáng chú ý khác của Thông tư 11 là quy định toàn bộ dư nợ (và số dư cam kết ngoại bảng) của một khách hàng tại một ngân hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Với quy định này, khách hàng có từ hai khoản nợ (và số dư cam kết ngoại bảng) trở lên thì ngân hàng phải phân loại lại các khoản nợ của khách hàng đó vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.
Nội dung thông tư cũng quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên Học viện Tài chính cho biết, việc các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng dứt khoát hơn trước kia rõ ràng sẽ khiến cho lợi nhuận ngân hàng sẽ bị sụt giảm trên sổ sách. Cụ thể, Thông tư 11 đã đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng. Điều này có thể khiến nợ xấu tiềm ẩn của các ngân hàng có khả năng sẽ tăng mạnh hơn vào cuối năm 2021 cũng như nửa đầu năm tới. Chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu cũng sẽ tăng dần cho cả năm 2021 và năm 2022.
Tuy nhiên, theo ông Thịnh, đó chỉ là những tác động mang tính ngắn hạn, còn về mặt lâu dài, việc thực hiện các quy trình trích lập với những nguyên tắc mới sẽ tốt hơn cho hệ thống ngân hàng. “Nó sẽ làm cho hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh hơn” - ông Thịnh đánh giá.
Bên cạnh đó, toàn bộ nội dung Thông tư 11 cũng không phải mang tính siết mọi mặt, mà cũng có những quy định tạo sự thông thoáng hơn cho các ngân hàng. Chẳng hạn, Thông tư 11 có quy định chung nêu rõ các tổ chức tín dụng không phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng và mua bán lại trái phiếu chính phủ. Giới chuyên môn cho rằng, trái phiếu chính phủ là một tài sản tài chính không có rủi ro. Do đó, việc không yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng với tài sản đầu tư này là phù hợp, giảm bớt những công việc hành chính không cần thiết cho các ngân hàng.
Quy định về mức trích lập dự phòng chung theo Thông tư 11 Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây: 1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài. 2. Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 3. Khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước. 4. Khoản mua bán lại trái phiếu chính phủ. |
Chí Tín
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Cỏ xuyến chi
- ·Sẽ bãi bỏ hàng loạt quy định về thủ tục hải quan
- ·Hoàng Đăng Nghiễm cuộc dạo chơi với sắc màu
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·VGG dự kiến tạm ứng cổ tức 35%
- ·Hải quan Gia Lai
- ·Hai nhà đầu tư cá nhân đầu tiên bị phạt trong năm Kỷ Hợi
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Từ Quốc Tử Giám đến Bảo tàng Giáo dục khoa cử
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Mùa thu vàng hoa cúc
- ·Mùa thu vàng hoa cúc
- ·Thị trường đỏ điểm vì VNM
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Tanimex (TIX) chia cổ tức tỷ lệ 25%
- ·Truyện Kiều của Nguyễn Du qua góc nhìn của Phật giáo
- ·Biểu tượng đẹp & đậm chất văn hóa
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Ngành Hải quan thu NSNN đạt 37,9 nghìn tỷ đồng