【7m truc tuyen】Bổ sung quy định để chống chuyển giá
Thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ,ổsungquyđịnhđểchốngchuyểngiá7m truc tuyen giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2016-2017, định hướng đến 2020, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK.
Theo ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, việc xây dựng Nghị định số 20 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý thuế đối với các DN có phát sinh GDLK, tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các DN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu thuế cũng như tạo sự thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác quản lý thu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch; giảm chi phí, thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế; thúc đẩy người nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp.
Ngoài ra, những quy định này cũng nhằm ngăn ngừa, hạn chế việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, bảo vệ nguồn thu cho Việt Nam; bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các DN.
Giới thiệu sơ lược về Nghị định số 20, bà Nguyễn Thị Lan Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế cho biết: Quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK được xây dựng trên cơ sở phát huy những quy định về quản lý GDLK mang lại kết quả trong thời gian qua, khắc phục một số điểm vướng mắc trước đây và cập nhật, bổ sung các giải pháp quản lý mới được BEPS (Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận).
Bà Nguyễn Thị Lan Anh trả lời các câu hỏi của báo chí. |
Một nội dung trong Nghị định được báo chí khá quan tâm là nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và chuẩn bị Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, trong đó yêu cầu các công ty mẹ tối cao có trụ sở chính tại Việt Nam có ngưỡng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 18.000 tỷ đồng trở lên có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và gửi cho cơ quan Thuế.
Giải thích về con số này, bà Lan Anh cho hay, trong quá trình xây dựng chính sách, cơ quan soạn thảo đã thu thập những kinh nghiệm quốc tế và tổng kết, đánh giá hiện trạng tại Việt Nam để đưa ra nền tảng pháp lý cho phù hợp.
Hiện nay, để nâng cao tính minh bạch trong quản lý giá chuyển nhượng, các nước trên thế giới đều đang rà soát, sửa đổi quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK bằng hình thức yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia cung cấp một cách toàn diện, tổng thể về toàn bộ chuỗi giá trị phân phối, các kênh tạo lập nên giá trị, số thuế đã nộp của tại các quốc gia,...thông qua hồ sơ xác định giá GDLK với 3 cấp độ là hồ sơ toàn cầu, hồ sơ quốc gia và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Các hồ sơ này sẽ nâng cao chất lượng quản lý rủi ro giá chuyển nhượng cho cơ quan Thuế đồng thời giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế qua cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các nước.
Việc yêu cầu các công ty mẹ tối cao có trụ sở chính tại Việt Nam có ngưỡng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 18.000 tỷ đồng trở lên phải có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cũng xuất phát từ việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm quốc tế. Hiện nay, con số này ở nhiều nước đang duy trì khoảng 750 triệu Euro.
Bên cạnh quy định này, sắp tới cơ quan Thuế các nước cũng sẽ có cơ chế trao đổi thông tin để đảm bảo việc quản lý được hiệu quả, minh bạch hơn.
Giải đáp về vấn đề thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng thời gian qua, đại diện Tổng cục Thuế nêu: Từ năm 2010 đến hết năm 2015, ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra và thực hiện điều chỉnh xác định giá thị trường đối với 130 DN, điều chỉnh giảm lỗ khoảng 2.962 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế là 3.430 tỷ đồng, truy thu 724 tỷ đồng.
Qua thực tế thanh tra, kiểm tra, cơ quan Thuế cũng nhận thấy, việc các quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK dần dần được quy chuẩn, hành lang pháp lý cũng rõ ràng hơn nên các DN đầu tư nước ngoài đã có ý thức hơn trong việc kê khai theo đúng quy định. Từ đó các DN đã sớm phát hiện và điều chỉnh các thông số của DN mình trước khi cơ quan Thuế đến thanh tra, kiểm tra.
Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra hiện nay cũng được cơ quan Thuế thực hiện theo cơ chế quản lý rủi ro để tiết kiệm nguồn nhân lực cũng như tạo điều kiện cho DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh thanh tra, kiểm tra cơ quan Thuế cũng tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn kê khai để các DN có thể tuân thủ các quy định mới tốt hơn, tránh như vi phạm sau này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
- ·Mực nước hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên tăng nhẹ
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Hạ viện Philippines
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác
- ·Bắt vụ sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Ai thuộc diện đối tượng mở rộng tham gia bảo hiểm xã hội ?
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Nhiều đoạn đường Nguyễn Huệ xuống cấp
- ·Tổng Bí thư: Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chịu bất cứ sức ép nào
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Bài phát biểu xúc động của Thủ tướng về nhiệm vụ thiêng liêng, đặc biệt
- ·Cố ý gây thương tích, lãnh án 8 năm tù
- ·Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ cháy ở Quan Hoa khiến 3 chiến sĩ hy sinh