【diễn biến chính ulsan hyundai gặp jeonbuk】Thủ tướng: Cần có Chiến lược quốc gia phát triển trẻ em Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi cá nhân trong cộng đồng có ý thức trách nhiệm với trẻ em thì điều tốt đẹp hơn sẽ đến với các em. |
Cùng dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân,ủtướngCầncóChiếnlượcquốcgiapháttriểntrẻemViệdiễn biến chính ulsan hyundai gặp jeonbuk Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, TP. Hà Nội và gần 700 trẻ em đại diện cho hơn 25 triệu trẻ em trong cả nước.
Theo Luật Trẻ em, Tháng Hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Tháng Hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Phải luôn luôn hành động vì trẻ em
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sự kiện phát động "Tháng Hành động vì trẻ em" và khai mạc hè năm 2022 đặc biệt hơn mọi năm khi các cháu vừa phải trải qua giai đoạn rất khó khăn của đại dịch COVID-19. Nhưng chúng ta không chỉ có tháng hành động vì trẻ em mà phải luôn luôn hành động vì trẻ em.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tình thương yêu sâu sắc đối với các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng vì các cháu là hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là bản Hiến pháp Việt Nam ngay từ năm 1959 cho đến nay đều có nội dung về trẻ em. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
Giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em đã được các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng như chăm sóc thường xuyên đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham dự buổi lễ. |
Đến nay, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí. Gần 100% các cháu đến độ tuổi được đến trường, 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine và hiện đang tích cực triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các cháu từ 5 đến 12 tuổi. Đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng, được các cấp, các ngành và cả xã hội rất quan tâm, chăm lo. Chương trình hỗ trợ trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 được đông đảo các cơ quan, đơn vị, cá nhân và tổ chức quốc tế hưởng ứng tích cực.
Tháng 5 vừa qua, Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đánh giá cao những chủ trương, chính sách của Việt Nam về chăm lo, bảo vệ quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn những khó khăn, thách thức. "Đảng, Nhà nước và tất cả chúng ta đã cố gắng nhưng không hết trăn trở, day dứt khi vẫn còn một số cháu phải đối mặt với nghịch cảnh của cuộc sống. Tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, nhất là đuối nước, tự tử vì trầm cảm do tác động của di chứng hậu COVID-19 vẫn còn xảy ra trong xã hội", Thủ tướng nói.
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần. |
Để giải quyết được tồn tại và mang lại môi trường tốt đẹp cho trẻ em, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi cá nhân trong cộng đồng có ý thức trách nhiệm với trẻ em thì điều tốt đẹp hơn sẽ đến với các em. Theo Thủ tướng, chỉ giải quyết được vấn đề khi chúng ta tìm được nguyên nhân, giải pháp và hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm và trái tim yêu thương với trẻ em.
Thủ tướng nhấn mạnh 3 trụ cột chính ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em, đó là gia đình-nhà trường-xã hội.
Đối với gia đình, Thủ tướng mong muốn mỗi gia đình hãy là "ngôi nhà xanh" hạnh phúc cho các cháu với trách nhiệm của cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ.
Đối với nhà trường, hãy là nơi để "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Ở đó các cháu coi thầy cô là cha mẹ thứ 2 của mình, chia sẻ và thực hiện khát vọng cuộc sống. Ở đó các cháu không bị áp lực học hành, thi cử, có môi trường lành mạnh, không bị thầy cô và bạn bè làm tổn thương, được an ủi khi có những chuyện buồn.
"Thậm chí đã có lần tôi nói cần cải thiện lại hệ thống nhà vệ sinh của trường học để các cháu được hưởng môi trường vệ sinh sạch sẽ. Hay nhà trường cần chú ý đến tâm lý, vấn đề an toàn và quan tâm đặc biệt đến tâm lý của trẻ sau dịch COVID-19 vì các cháu đã học trực tuyến một thời gian dài, tiếp xúc bạn bè bị hạn chế do chưa được đến trường", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam. |
Đối với xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh "trách nhiệm và yêu thương" đối với trẻ em. Đối với quốc gia, cần có Chiến lược phát triển trẻ em Việt Nam, trong đó có giải pháp nâng cao thể trạng của trẻ em; giáo dục những hệ giá trị của con người Việt Nam như lòng yêu nước, ham học hỏi, trách nhiệm, kỷ cương, chân thành, nhân ái… Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Trẻ em và Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội và các nội dung, nhiệm vụ về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
"Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động. Mỗi bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần", Thủ tướng phát biểu và nêu rõ nhiệm vụ với các cơ quan.
The đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để xây dựng chương trình học phù hợp, tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ… Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương chú ý đến trường học, sân chơi, bể bơi, nhà vệ sinh cho trẻ em… Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chú ý các chính sách hỗ trợ nhà trường, trẻ em ảnh hưởng dịch COVID-19. Bộ Y tế nghiên cứu và có hướng dẫn về dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ em, khẩn trương hoàn thành việc tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho trẻ em, nhất là nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành theo mục tiêu Chính phủ đã đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2022. |
Bên cạnh đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các tổ chức, hiệp hội, nhất là Ủy ban Quốc gia về trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để có những chính sách bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, lưu ý trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ liên quan đến trẻ em cần đặt sự an toàn, phát triển lành mạnh của trẻ lên hàng đầu. Để tạo "môi trường xanh" phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ em, Thủ tướng kêu gọi mỗi cá nhân trong cộng đồng hãy hành động vì trẻ em bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái. Đồng thời, xã hội lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm những hành vi sai trái với trẻ em.
Theo Thủ tướng, rất nhiều trẻ em trên toàn quốc đã vượt qua khó khăn, nghịch cảnh của dịch COVID-19, nỗ lực vượt lên chính mình đạt các danh hiệu "con ngoan, trò giỏi", "cháu ngoan Bác Hồ". Thủ tướng tin tưởng, hơn 25 triệu trẻ em cả nước sẽ hiểu được tấm lòng của gia đình, thầy cô, và sự quan tâm của xã hội để luôn cố gắng thực hiện khát vọng, giấc mơ của riêng mình…. để không phụ tình yêu thương và trách nhiệm đó, để trở thành những người con, học trò, công dân có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội.
Thủ tướng tặng quà cho các em thiếu nhi. |
Thủ tướng nhấn mạnh, nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", chúng ta phải cùng nhau hành động để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng thành quả phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chúng ta quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người". Gia đình, nhà trường, xã hội luôn thực hiện trách nhiệm với các cháu. Mỗi cháu sẽ là mầm non lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hùng cường và thịnh vượng.
* Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo đã trao bảo trợ cho 20 trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 (chương trình "Nối vòng tay thương" do Trung ương Đoàn triển khai đến nay đã bảo trợ được 1.908 em); trao quà cho 40 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trao tặng thiết bị học tập trực tuyến cho 20 thiếu nhi.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham mưu, ban hành chương trình, chính sách, điều phối, phối hợp thực hiện quyền trẻ em, thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cấp, các ngành chủ động tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia về trẻ em trong thực hiện quyền trẻ em, phê duyệt các chính sách, chương trình, đề án bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2021-2025 và đến 2030; kiên trì phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình, đề án đã ban hành.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. |
Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã kịp thời ban hành và triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ khẩn cấp trước mắt cũng như lâu dài cho trẻ em bị nhiễm COVID-19, trẻ em nguy cơ nhiễm, trẻ em mồ côi do COVID-19, trẻ sơ sinh là con của sản phụ nhiễm COVID-19…
Việc phát động Tháng hành động vì trẻ em năm nay với chủ đề "Chung tay chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em" là bước khởi động cho những hành động khắc phục những tác động lâu dài của đại dịch đến hàng triệu trẻ em đồng thời tập trung những nỗ lực để bảo đảm về đích các mục tiêu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đến năm 2030.
Đến ngày 31/5, đã có 52/63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022, một số cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em như: Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam,…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Thanh tra điều kiện vệ sinh thú y và chất cấm trong chăn nuôi
- ·Niềm vui cho bà con vùng sâu
- ·Bù Đốp chủ động phòng, chống cháy rừng cao điểm mùa khô
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Lộc Ninh phát huy vốn vay giải quyết việc làm
- ·Khẩu trang ở vùng sâu
- ·Hãy gọi thầy Nhã!
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Cảm xúc những nụ hôn
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
- ·Đường Tạ Uyên quá bừa bộn
- ·Giữ sạch lòng sông
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Tưng bừng đua ghe Ngo mini chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây
- ·Cựu chiến binh hăng say lao động
- ·Di tích quốc gia mong mỏi hoàn thiện
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·35 cán bộ y tế được tập huấn chẩn đoán, điều trị corona