【nhan dinh bing da】Tiết lộ chuyện ít người biết về công chúa Huyền Trân
Tiết lộ chuyện ít người biết về công chúa Huyền Trân
(Dân trí) - Tại hội thảo khoa học "Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoại", nhiều nhà văn hóa, khách mời đã chia sẻ những câu chuyện, nghiên cứu sử học về Huyền Trân - con gái của vua Trần Nhân Tông.
Nâng cao nhận thức về công chúa Huyền Trân để có sự tôn vinh xứng đáng
Ngày 30/11, tại Nam Định, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịchNam Định, UBND huyện Vụ Bản tổ chức hội thảo khoa học Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoạivới sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa, lịch sử.
Tại sự kiện, PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo - đã điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời của công chúa Huyền Trân (1287-1340) cùng những đóng góp của bà.
Huyền Trân là con gái út của vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Khâm Từ Bảo Thánh, cũng là em gái vua Trần Anh Tông.
Năm 1306, khi vừa tròn 19 tuổi, vâng lời vua cha, vì lợi ích của dân tộc, Huyền Trân đã lên đường kết hôn với vua Champa lúc đó là Chế Mân và được phong làm hoàng hậu Paramesvari.
Nhưng chỉ một năm sau, vua Chế Mân đột ngột qua đời, Huyền Trân lại trở về Đại Việt, xuất gia thọ Bồ Tát giới với thiền sư Bảo Phác tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng.
Sau đó, công chúa Huyền Trân về tu hành tại chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay) cho đến khi qua đời.
PGS.TS Chu Văn Tuấn nhận định, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: Tăng cường, củng cố mối quan hệ với Champa, củng cố hòa bình biên giới phía Nam của tổ quốc, nhằm ngăn ngừa xung đột, chiến tranh.
Qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, nhằm sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc.
Ghi nhớ công lao to lớn của bà, triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bà là "Trai Tĩnh Trung đẳng thần", việc thờ phụng Huyền Trân vẫn được nhân dân nhiều nơi duy trì từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.
Theo PGS.TS Chu Văn Tuấn, những truyền thuyết dân gian, những câu chuyện dã sử, những nghi hoặc, suy luận, suy diễn, thêu dệt, phóng tác không có cơ sở của hậu thế đã "phủ một lớp sương mờ" lên cuộc đời Huyền Trân, che mờ những đóng góp to lớn của bà đối với đất nước, làm ảnh hưởng đến nhân cách cao đẹp của bà.
Do vậy, rất cần những nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc và Phật giáo, để có sự tôn vinh xứng đáng.
Ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - cũng khẳng định, hội thảo khoa học Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoạilà sự kiệnquan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam.
Hội thảo góp phần làm rõ hơn về mối quan hệ giữa nước Đại Việt và nước Champa trong lịch sử, đồng thời làm rõ những giai thoại về công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà.
Công chúa Huyền Trân dạy chữ, chữa bệnh cho người dân
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi - Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) - chia sẻ tại hội thảo, chùa Nộn Sơn (tên nôm thường gọi của chùa Hổ Sơn) thờ 2 vị công chúa là Huyền Trân và Thụy Bảo (cô ruột công chúa Huyền Trân).
Trải qua dòng chảy hàng trăm năm lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được nhiều di vật có giá trị như 27 tượng thờ, 27 đồ thờ cổ, trong đó có tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại quân chủ phong cho 2 công chúa, một số bát hương, sành sứ mang phong cách nghệ thuật thời Lê.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa được tỉnh Nam Định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2006.
Kể về những đóng góp của công chúa Huyền Trân, ThS. Trần Anh Châu - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - tiết lộ, trong thời gian trụ trì chùa Hổ Sơn, công chúa Huyền Trân hết lòng chăm lo Phật sự, tạo lập ruộng vườn, dạy chữ cho trẻ em, dạy dân nơi đây trồng lúa, bốc thuốc chữa bệnh cho dân.
Bà đã giúp dân các vùng lân cận dựng làng, lập ấp. Tương truyền bà đã lập ra 36 ngôi làng ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cho đến nay, bà vẫn là một trong ba vị Thành hoàng được thờ tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bởi đây là một trong những ngôi làng được bà góp sức dựng nên.
Ngoài ra, bà còn mang 28 mẫu ruộng chia cho những người dân... Bà còn bỏ tiền ra xây chùa và lập đền thờ Thiên Bồng nguyên soái.
Khi Huyền Trân qua đời, dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Hổ Sơn. Hàng năm nhân dân nơi đây tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của bà với dân với nước.
"Không chỉ được thờ ở miền Bắc mà ở miền Trung ven biển Thừa Thiên - Huế có một hòn đảo mang tên Huyền Trân, bà cũng được thờ ở một ngôi miếu tại Quảng Trị...
Những công trình này là biểu tượng tiêu biểu cho lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn mà nhân dân dành cho những hy sinh và đóng góp của Huyền Trân công chúa", ThS. Trần Anh Châu thông tin.
Có mặt tại hội thảo, ông Công Phương Điệp (72 tuổi) - cán bộ về hưu, là hậu duệ đời thứ 26 của người Champa - cho biết, sau mỗi lần mở mang bờ cõi, người Champa lại được các đời vua Trần, vua Lý đưa về kinh thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội ngày nay) sinh sống.
Họ được cấp đất để làm nhà, cấp ruộng để cấy lúa, được thờ cúng theo truyền thống của người Champa và hòa nhập rất nhanh với cuộc sống ở kinh thành Thăng Long. Gia đình ông Điệp hiện sinh sống tại phố An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.
"Chúng tôi phải gọi Huyền Trân là hoàng hậu vì bà đã lấy vua của nước Champa. Cuộc hôn nhân của bà với vua Chế Mân là việc tăng cường quan hệ bang giao thân thiện.
Huyền Trân đã trở thành "sứ giả" của mối quan hệ hòa bình và hữu nghị của 2 quốc gia, tránh xung đột, để nhân dân được sống yên bình", ông Công Phương Điệp chia sẻ.
Trước hội thảo Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoại, các đại biểu đã tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn vào chiều 29/11.
Nhân dịp này, TS. NSƯT Phương Nga - Phó Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - đã trao 150 triệu đồng góp sức xây dựng bảo tháp công chúa Huyền Trân và tặng 60 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó ở xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 2/2020
- ·Xóa sòng bài miệt vườn, tạm giữ 12 con bạc
- ·Các anh là những người lính biển
- ·Bắt quả tang nhóm trộm sò huyết giống chuyên nghiệp
- ·Con được 10 tháng tuổi, anh ép tôi phải ly hôn
- ·Gác chuyện riêng, bám vùng biên
- ·Bắt 95 “dân bay” tại Gossip Cà Mau
- ·Cảnh giác với công nghệ “chuyển héo thành tươi”
- ·Đột ngột nghỉ việc, người lao động có vi phạm pháp luật?
- ·Tự hào truyền thống Bộ đội Cụ Hồ
- ·Bố mẹ chia tay, bé trai bị Down bẩm sinh sống lay lắt cùng ông bà nội già yếu
- ·Cảnh báo nạn trộm cắp trên các ghe tàu ở cửa biển
- ·Bắt khẩn cấp 3 đối tượng cố ý gây thương tích
- ·Cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Chưa đủ 18 tuổi, con tôi có được đứng tên sổ đỏ?
- ·Tiếp nối chiến công
- ·Báo Bạc Liêu trao 20 suất học bổng và quà cho học sinh nghèo
- ·Bảo đảm an toàn giao thông trong dịp lễ 30/4 và 1/5
- ·Nụ cười hiếm hoi của bé mắc bệnh ruột hẹp
- ·Tạm giữ hình sự đối tượng hiếp dâm trẻ em