【u19 chau au】Đáp ứng yêu cầu đặc biệt của McDonald, Starbucks, doanh nghiệp gỗ thoát khó ngoạn mục
Đơn hàng xuất khẩu gỗ giảm 30-50%,ĐápứngyêucầuđặcbiệtcủaMcDonaldStarbucksdoanhnghiệpgỗthoátkhóngoạnmụu19 chau au doanh nghiệp nhỏ đóng cửa | |
Doanh nghiệp gỗ khắc phục “gót chân Asin” để chuyển đổi số |
Công nhân chế biến gỗ tại nhà máy của Công ty TNHH ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam ở Bình Dương. Ảnh: TN |
Công ty TNHH ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam (trụ sở ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TPHCM, có nhà máy chế biến ở xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) có trị giá xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ cộng với tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 4 triệu USD/năm.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty cho biết, không đi theo sản xuất đại trà, doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách là ván ép uốn cong, chuyên cung cấp cho chuỗi các cửa hàng đồ ăn nhanh của Hoa Kỳ như Starbucks, McDonald.
Làm những dòng sản phẩm này khó hơn, cao cấp hơn và phải theo khuôn đối tác yêu cầu nhưng bù lại giá cao. Để làm được ván ép uốn cong, Công ty sử dụng khoảng 95% là gỗ cao su, 5% là các loại gỗ nhập khẩu. Từ những tấm ván mỏng, doanh nghiệp quét sơn, sau đó đưa vào khuôn ép theo đúng yêu cầu của đối tác.
Đối với việc sử dụng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ rừng bền vững (FSC), ông Nhật thông tin thêm: nếu khách hàng yêu cầu nguyên liệu gỗ phải lấy từ diện tích rừng có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ những quốc gia có rừng đã được cấp FSC.
"Khách hàng ngày càng đòi hỏi phải chứng minh nguồn gốc gỗ, 25% số lượng đơn hàng của chúng tôi có yêu cầu nguyên liệu phải có FSC nên chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng. Nếu đàm phán được với khách hàng đồng ý sử dụng gỗ keo thì đơn giản hơn vì hiện diện tích gỗ keo có chứng chỉ FSC ở Việt Nam đã nhiều hơn", ông Nhật cho biết.
Cũng theo ông Nhật, gỗ cao su trắng đẹp, làm được nội thất cao cấp tuy nhiên hiện nay cao su của Việt Nam chưa có chứng chỉ FSC. "Thành công lớn nhất của doanh nghiệp trong năm nay là giữ được công nhân, trả lương đầy đủ, giữ vững sản xuất nhờ đi theo thị trường ngách", ông Nhật nói.
Tương tự, do làm dòng ván Plywood cao cấp nên Công ty CP Tekcom (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) vẫn trụ vững giữa lúc thị trường ngành xuất khẩu gỗ đang có những biến động nhất định.
Bà Cao Thị Thúy An, Trưởng phòng bán hàng, Công ty CP Tekcom chia sẻ: lạm phát ở Hoa Kỳ, EU có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nhưng 3 tháng cuối năm tình hình đã khả quan hơn. “Đặc biệt, Tekcom làm hàng chất lượng cao, có thể cạnh tranh được với Plywood làm từ gỗ birch của Nga nên chúng tôi đang kỳ vọng có thể thay thế mặt hàng này của Nga ở một số thị trường", bà Cao Thị Thúy An nói.
Về vấn đề điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, bà An cho biết, đó tuy là một trở ngại nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn chứng minh được nguyên liệu gỗ không có nguồn của Trung Quốc để tiếp tục xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ.
Được biết, ngày 12/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn lần thứ tư thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam vào ngày 31/1/2023.
Trước đó, ngày 25/7, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Dự báo tình hình thị trường xuất khẩu gỗ năm 2023, ông Nhật phân tích: "Một số thị trường đang lo năng lượng sưởi ấm, do đó nhu cầu viên nén tăng mạnh, những nhu cầu không thiết yếu sẽ bỏ qua. Vượt qua mùa đông này, kéo dài đến tháng 4/2023, khi đó mới có thể đánh giá thị trường như thế nào, từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định lại chiến lược cần phát triển".
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10/2022 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 9/2022 và tăng 25,9% so với tháng 10/2021. Trong 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 13,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, do tác động của lạm phát toàn cầu, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý 3/2022 có xu hướng giảm tốc, chỉ đạt 3,88 tỷ USD, giảm 12,2% so với quý 2/2022. |
(责任编辑:La liga)
- ·Được cấp sổ đỏ nhưng đất nhà tôi vẫn bị tranh chấp
- ·Việt Nam attends Asia & Pacific High
- ·Việt Nam attends ASEAN SOM, ExCom SEANWFZ’s meeting
- ·Party leader in talks with Sri Lankan president
- ·Gia đình anh Tòng Văn Kiên và bà Lò Thị Giót đã được tài trợ xây nhà
- ·Việt Nam attends Asia & Pacific High
- ·Việt Nam wants RoK to assist in COVID
- ·Greek hero of Việt Nam People's Armed Forces passes away
- ·Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
- ·Party leader in talks with Sri Lankan president
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 1/2020 (P.1)
- ·Việt Nam pledges responsible contributions to climate change response
- ·PM hails Việt Nam visit by RoK Foreign Minister
- ·Staff of Level
- ·Mẹ trẻ bệnh tim chỉ biết ôm con 6 tháng chờ sữa từ hàng xóm
- ·President Nguyễn Xuân Phúc hosts foreign ambassadors
- ·Greetings extended to Communist Party of China on founding anniversary
- ·Party leader in talks with Sri Lankan president
- ·Xử phạt khi xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp
- ·Congratulations sent to Cambodian party on founding anniversary