会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh bong da keo nha cai】Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ!

【nhan dinh bong da keo nha cai】Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ

时间:2024-12-23 17:00:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:387次

VHO - Sáng 19.8.2024,ấyhọcsinhsinhviênlàmtrungtâmnhàtrườnglàmbệđỡnhan dinh bong da keo nha cai tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại 63 điểm cầu tỉnh/ thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ - ảnh 1
Các đại biểu tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi bắt đầu Hội nghị

Cùng dự Hội nghị có nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành… các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.

Tại điểm cầu các tỉnh, thành phố có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND, HĐND, các sở, ngành, cơ quan, cơ sở giáo dục địa phương.

Ngành GD&ĐT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các Cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương; sự quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và sự cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực, cố gắng để thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành Kế hoạch năm học 2023 - 2024, đạt được nhiều kết quả.

Toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

 Ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương; tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GDĐT.

 Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.

Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Việc thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” đã được triển khai hiệu quả, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Khó khăn, vướng mắc trong việc phân công giáo viên và tổ chức dạy học các môn học mới đã cơ bản được tháo gỡ.

Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ - ảnh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đảm bảo nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh.

Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.

Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định; hệ thống quản trị nhà trường được ưu tiên kiện toàn, hoàn thiện; công tác kiểm định và các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được các cơ sở giáo dục đại học quan tâm, số lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo được công nhận kiểm định tăng mạnh.  

 Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ bổ sung 27.826 biên chế cho năm học 2023 -  2024; trên cơ sở đó, các địa phương đã tổ chức tuyển dụng được 19.474 giáo viên.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để từng bước tháo gỡ khó khăn, bất cập trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.  

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.

Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm

 Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học. Tổ chức thành công các giải thể thao học sinh, sinh viên tiêu biểu như: Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc; Giải chạy dành cho học sinh, sinh viên “S-Race 2023”;… góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ; đồng thời, góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các địa phương, cho ngành giáo dục, cho quốc gia và tham dự ở các đấu trường quốc tế.

Để thực hiện thành công các nhiệm vụ của năm học 2024-2025 với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”, Bộ GD&ĐT đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại.

Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ - ảnh 3
Các đại biểu dự Hội nghị

Đó là, tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương; mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bố chưa hợp lý; chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao, công tác đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu sử dụng lao động và nhu cầu xã hội…

Toàn Ngành đã đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm, và quyết tâm thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Tại Hội nghị, vấn đề thiếu giáo viên được nhiều đại biểu quan tâm, kiến nghị. Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, tỉnh Điện Biên hiện còn thiếu khá nhiều giáo viên, đặc biệt thiếu giáo viên và thiếu nguồn giao viên đối với các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Việc thiếu giáo viên gây áp lực khá lớn đối với các thầy cô do phải dạy tăng giờ, dạy liên cấp, liên trường.

Trong khi đó, ngành GD&ĐT Thủ đô cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên khi quy mô tăng – theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Vì vậy, việc bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên cho phù hợp với thực tiễn là vấn đề được các đại biểu kiến nghị.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thị Doan quan tâm đến vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên, vì đây là “chìa khoá” dẫn đến thành công. GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng, đời sống giáo viên còn khó khăn, ảnh hưởng đến việc đọc, tự học, tự nâng cao trình độ, đặc biệt là giáo viên mầm non; hệ thống sổ sách, yêu cầu báo cáo còn nặng nề… là thách thức đối với chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chất lượng nhà giáo ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động. Vì vậy, để tháo gỡ “điểm nghẽn” chất lượng nhà giáo, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải cùng vào cuộc.

Đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái

Trước khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ, gửi tới toàn thể đội ngũ thầy giáo, cô giáo và các cháu học sinh, sinh viên trên toàn quốc những tình cảm ấm áp, thân thiết, lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.


Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ - ảnh 4
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu

Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người thầy của cách mạng Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới, rằng “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Thủ tướng khẳng định, ghi nhớ và thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng các thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững.

 “Chúng ta đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo với tinh thần lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển. Đây là quan điểm xuyên suốt của chúng ta.

Bên cạnh đó, chúng ta không hi sinh công bằng tiến bộ xã hội, không hi sinh an sinh xã hội, không hi sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng. Đặc biệt là Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng cũng nhận định, trong suốt thời gian qua, đặc biệt là 10 năm thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân cả nước, nhất là sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện như báo cáo của Bộ GD&ĐT.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua, thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực của toàn Ngành, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của ngành Giáo dục, những bài học kinh nghiệm cần rút ra. Từ đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm:

Một là, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới (trường lớp học, trang thiết bị, sách giáo khoa, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn...); tổ chức tốt Lễ khai giảng ngày 5.9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới. Đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Hai là, tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Yêu cầu Bộ GD&ĐT sớm xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị, trình Chính phủ ban hành trong quý III/2024.

 Ba là, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới GD&ĐT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ GD&ĐT tập trung xây dựng dự án Luật Nhà giáo trình QH tại kỳ họp thứ 8; xây dựng Chiến lược phát triển GD&ĐT và các quy hoạch giáo dục, đào tạo.

Bốn là, tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Năm là, năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức Kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

 Sáu là, đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Tập trung triển khai hiệu quả các Chương trình, đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

 Bảy là, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển GD&ĐT, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư; thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy mạnh giáo dục đào tạo phi lợi nhuận bậc đại học.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường phù hợp đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo do tình hình KTXH còn khó khăn, còn tác động của đại dịch Covid-19.

 Tám là, xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp hài hòa với hoàn cảnh đất nước, với các ngành khác; thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đôi ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp, hợp lý, hiệu quả với thực tiễn.

Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường làm bệ đỡ - ảnh 5
Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Chín là, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Trong đó, đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số. 

Nêu bật phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm - chủ thể - thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”, Thủ tướng  Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

Trước thềm năm học mới 2024-2025, Thủ tướng đã chúc toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo luôn phát huy tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước.

Trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã có ý kiến ghi nhận, biểu dương ở 10 điểm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời gian vừa qua, tiếp thu đầy đủ 9 ý kiến chỉ đạo trọng tâm mà ngành cần lưu ý trong năm học tới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn xin hứa, toàn ngành sẽ quán triệt quan điểm, tinh thần định hướng chỉ đạo của Thủ tướng là “lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể, thầy cô giáo là động lực, nhà trường là bệ đỡ, gia đình là điểm tựa, xã hội là nền tảng”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, năm học 2024-2025, năm học 2024-2025, cùng với cả nước, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ lớn được giao tại Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo.

Năm học mới với tinh thần đề cao kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng, toàn ngành Giáo dục sẽ ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Giá xăng dầu hôm nay 10/6/2024: Giữ đà trượt dốc
  • Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành 100% chỉ tiêu chuyển đổi số năm 2024
  • Góp phần phát triển đô thị thông minh, hiện đại Hà Nội
  • Hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng tại Cửa khẩu Lao Bảo
  • Vượt khó khởi nghiệp thành công
  • Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém
  • Hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Thái Lan sẽ khó khăn hơn
  • Dệt may xuất sang EEU có thể tăng 50% trong năm đầu tiên
推荐内容
  • Giá xăng dầu hôm nay 18/10: Trong nước và thế giới trái chiều
  • Canada tái điều tra ống thép dẫn dầu của Việt Nam
  • Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G
  • Đà Nẵng đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp
  • Những bí quyết giúp bạn chuẩn bị cho bài thi IELTS
  • Nghịch cảnh ngành sắn