【bảng xếp hạng giải bolivia】Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền 'văn hóa Hòa Bình'
Tối 16/11,ảotồnpháthuygiátrịdisảncủanềnvănhóaHòaBìbảng xếp hạng giải bolivia tại TP Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành cho tỉnh Hoà Bình.
Tiêu biểu của nền “văn hóa xứ Mường Hòa Bình”
Phát biểu chỉ đạo và trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn) cho tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập) và Mái đá làng Vành (xã Yên Phú), huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình được phát hiện và từng bước khai quật từ lâu.
“Đây là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, di sản của nền “văn hóa xứ Mường Hòa Bình”, có giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, đặc sắc, thể hiện đời sống sinh hoạt, lao động của các thế hệ cư dân cổ tại Hòa Bình, là niềm tự hào và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh Hòa Bình nói riêng và Việt Nam nói chung”,Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng cho biết, trong những năm qua, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã rất quyết tâm trong quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình” gắn với phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước.
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 xác định: “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử là nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh Hòa Bình có nhiều lợi thế để phát huy mạnh mẽ các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, địa lý cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành là một điểm nhấn”.
Phát huy vai trò, giá trị của di sản
Thời gian tới, để tiếp tục bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành nói riêng, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Hòa Bình quan tâm một số nội dung, trong đó trọng tâm là tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển văn hóa, di sản văn hóa, nhất Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”, văn hóa Mường cũng như văn hóa của các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về phát triển văn hóa; gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển du lịch bền vững.
Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản văn hóa Mường Hòa Bình và nền “Văn hóa Hòa Bình” tới nhân dân và bạn bè quốc tế; trong đó quan tâm nghiên cứu việc lập hồ sơ, đệ trình UNESCO ghi danh vào di sản thế giới…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hoà Bình, di tích khảo cổ Mái đá làng Vành được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 2003.
Đến tháng 7/2024, di tích Mái đá làng Vành, xã Yên Phú và Hang xóm Trại, xã Tân Lập, thuộc huyện Lạc Sơn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 694/QĐ-TTg, ngày 18/7/2024).
Trong những năm qua, công tác quảng bá, giới thiệu văn hoá Hoà Bình được địa phương quan tâm triển khai. Kể từ khi thuật ngữ nền văn hoá Hoà Bình chính thức được công nhận năm 1932, đã có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu trong nước và quốc tế trong dịp kỷ niệm 50 năm (1982), 60 năm (1992) tại Hà Nội.
Đặc biệt, hiện nay, thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hoá Hoà Bình giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh dành nguồn lực, triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hoá Hoà Bình.
Trong đó, các cấp, ngành trong tỉnh tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá nền văn hoá Hoà Bình nói chung và di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh nói riêng, góp phần giới thiệu, lan toả, tôn vinh giá trị của nền văn hóa mang tầm thế giới đến bạn bè trong và ngoài nước.
Phát huy vai trò nội sinh của văn hoá xứ Mường
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình Nguyễn Phi Long khẳng định, việc đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành là sự kiện văn hóa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
“Việc di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích”,ông Long khẳng định.
Theo ông Long, Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng.
Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về văn hóa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và nền "Văn hóa Hòa Bình".
Trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình xác định Văn hóa là 1 trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; hình thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về nền “Văn hóa Hòa Bình” và du khách trong và ngoài nước, để di sản mãi trường tồn và lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
PHẠM DUY(责任编辑:La liga)
- ·Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh: Cần xây dựng hệ sinh thái về mã số mã vạch
- ·Xả súng ở trường đại học Mỹ, 1 người chết
- ·Mỹ công bố kết quả bầu cử chung cuộc, ông Trump giành tới 312 phiếu
- ·Công nương Nhật Bản Yuriko qua đời ở tuổi 101
- ·Bộ TT&TT: Năm 2025, 50% doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số
- ·Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư
- ·Ông Trump điện đàm với ông Putin, khuyên không nên leo thang xung đột
- ·'Hậu trường' cuộc gặp lịch sử Biden
- ·Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11
- ·Máy bay phản lực Mỹ lao trúng xe hơi trên đường, 5 người thiệt mạng
- ·Gần 2 nghìn cơ sở tại Hà Nội đã công bố tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- ·Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá
- ·Trung Quốc ra mắt J
- ·Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra vaccine ngừa COVID
- ·Dàn quan chức 8x trong nội các của ông Trump
- ·Ông Trump tiếp nhận Nhà Trắng từ Tổng thống Mỹ Biden thế nào?
- ·Ông Trump gặp lãnh đạo nước ngoài đầu tiên sau khi đắc cử
- ·'Cỗ xe tam mã' kéo đà tăng trưởng kinh tế năm 2021
- ·Tổng thống Zelensky sắp công bố kế hoạch hành động mới của Ukraine