【fulham vs bournemouth】Hiệp định EVFTA từ góc nhìn chiến lược
Ngày 12-2-2020,ệpđịnhEVFTAtừgócnhìnchiếnlượfulham vs bournemouth Nghị viện châu Âu (EP) chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam (EVIPA). Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA hay các hiệp định bảo hộ đầu tư tiêu chuẩn cao trở thành một xu hướng đáng chú ý trong khu vực, trên thế giới và đồng thời là lựa chọn chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Ngày 12-2-2020, Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu với Việt Nam (Trong ảnh: Một phiên bỏ phiếu của Nghị viên châu Âu) _Ảnh Tư liệu
Thực tế, tầm quan trọng của các hiệp định này yêu cầu phải có cách tiếp cận chiến lược trên cả ba khía cạnh: thời gian, không gian và quy mô/tầm mức. Về thời gian, EVFTA và EVIPA sẽ tạo ra các tác động lâu dài, đáng kể đến sự phát triển kinh tế và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam. Về không gian, các hiệp định này giúp Việt Nam đa dạng hóa đối tác, mở rộng không gian chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng. Về quy mô/tầm mức, các cam kết đối với hai hiệp định này liên quan đến nhiều lĩnh vực và đều hướng tới các tiêu chuẩn cao, góp phần đưa Việt Nam lên nấc thang mới trong chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.
Bối cảnh của Hiệp định
Nếu nhìn nhận bối cảnh trên ba cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, EVFTA và EVIPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong các điều kiện sau.
Thứ nhất, thế giới đang trong quá trình quá độ chuyển sang một trật tự mới, đa cực hóa, quyền lực phân tán không chỉ từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam mà còn từ nhà nước sang các chủ thể phi nhà nước. Trong thế giới đang chuyển đổi, hầu hết các quốc gia đều tìm kiếm vị trí tối ưu cho mình, tránh bị lệ thuộc quá mức vào một hay số ít các đối tác. Toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn song tâm lý và hành động phản toàn cầu hóa đang diễn biến đáng ngại, thể hiện qua chủ nghĩa dân túy hay xu thế bảo hộ.
Thứ hai, ở cấp độ khu vực, với tư cách là một trong những khu vực hội nhập sâu rộng nhất và có nhiều mặt nhất thể hóa, nhưng EU không phải không có những vấn đề, như việc nước Anh rời EU (Brexit), vấn đề nhập cư, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đòi hỏi EU phải tiếp tục củng cố nội khối, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác thực chất với bên ngoài. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phát triển năng động, trở thành trung tâm liên kết kinh tế và động lực tăng trưởng của thế giới. Các nước đều điều chỉnh chiến lược ưu tiên khu vực như Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với các phiên bản khác nhau của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia. Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó lấy khu vực trên làm địa bàn trọng tâm.
Thứ ba, ở cấp độ quốc gia, nhiều nước thành viên EU thấy rõ lợi ích của tự do hóa thương mại và thuận lợi hóa đầu tư, cũng như tiềm năng lớn của Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy các FTA thế hệ mới. Thế và lực của Việt Nam ngày càng tăng lên. PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (có trụ sở tại Anh) - dự báo Việt Nam sẽ nằm trong số 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau năm 2030. Viện Lowy - Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập của Australia, nằm trong danh sách 30 trung tâm hàng đầu thế giới - hai năm liên tiếp (2018 và 2019) xếp Việt Nam trong nhóm các nước tầm trung mới nổi.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani tại Thủ đô Brussels (Vương quốc Bỉ), ngày 18-10-2018 _Nguồn: TTXVN
Bên cạnh đó, quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Các cấp độ phân tích trên cho thấy, việc thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại có nhiều nhân tố thuận có thể giúp hai bên đáp ứng tốt lợi ích của nhau. EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả, từ năm 2000 đến năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD (năm 2000) lên 56,45 tỷ USD (năm 2019); trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu của EU vào Việt Nam tăng hơn 11,4 lần (từ 1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD). Năm 2019, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và EU tăng 1,11% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD (giảm 0,81%) và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD (tăng 6,84%)(1).
Vì sao ký kết các FTA vào thời điểm này?
FTA là một hình thức thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể quốc tế về các cam kết thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại đầu tư và các hợp tác kinh tế khác. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, sự xuất hiện và phát triển của các FTA đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thương mại, kinh tế toàn cầu, giúp tăng tính gắn kết và chất lượng các nền kinh tế. Việc hình thành các FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Cho đến nay, hầu hết các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đều tham gia ít nhất một FTA. Các FTA vì vậy trở thành một xu thế mà các nước đều muốn tranh thủ, tận dụng vào lúc này.
Nhận thức được các lợi thế của FTA đối với phát triển kinh tế cũng như nắm bắt xu hướng chung của thời đại, từ Đại hội VII (năm 1991) tới nay, Đảng ta đã đề ra các chủ trương nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong đó, việc Việt Nam tích cực tham gia đàm phán, ký kết và triển khai các FTA trong thời gian qua là một trong những minh chứng rõ nhất. Năm 1996, sau khi trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam chính thức tham gia FTA đầu tiên là Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Tính đến nay, sau 25 năm, số FTA Việt Nam tham gia và đang đàm phán đã tăng lên 16 FTA, trong đó có 12 FTA đã thực thi, 1 FTA đã được phê chuẩn và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán(2). Ngoài ra, Việt Nam cùng với các đối tác cũng đang đề xuất, nghiên cứu tiền khả thi 10 FTA khác.
Như vậy, vào thời điểm bước vào đàm phán EVFTA, trong so sánh, với chủ trương chủ động đẩy mạnh tham gia các FTA, Việt Nam là một trong những nước có độ mở thương mại lớn nhất thế giới, có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế(3). So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng FTA có hiệu lực nhiều nhất. Đặc biệt, Việt Nam cùng với Singapore là hai nước sẵn sàng và tích cực tham gia các FTA thế hệ mới với những quy chuẩn cao hơn hẳn các FTA truyền thống. Cụ thể, trong khối ASEAN, chỉ có bốn nước Việt Nam, Singapore, Malaysia và Brunei là thành viên của CPTPP và đến nay mới chỉ có Việt Nam và Singapore đạt được FTA với EU. Điều này cho thấy, Việt Nam đã nhận diện được làn sóng thay đổi về chất trong hợp tác thương mại và kinh tế toàn cầu, sẵn sàng và chủ động nắm bắt cơ hội, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới.
Ngày 20-1-2020, tại Brussels (Vương quốc Bỉ), các nghị sĩ châu Âu được thông tin sâu, rộng về hai Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, trước buổi bỏ phiếu phê chuẩn hai hiệp định trên tại phiên toàn thể của EP, diễn ra vào trung tuần tháng 2-2020 _Nguồn: TTXVN
Tiếp cận chiến lược với EVFTA/EVIPA
ác nghiên cứu đều nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn(4). Nội dung của Hiệp định cho thấy
Một khía cạnh khác là, do cần phải điều chỉnh theo quy định của EVFTA, Việt Nam sẽ tranh thủ cơ hội này để nâng cao chất lượng của thể chế - một trong ba khâu “đột phá chiến lược”(5) theo chủ trương của Đảng. Rõ ràng, nếu so sánh
Cụ thể, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm lũy tiến khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030, so với kịch bản không có EVFTA.
Nhìn xa hơn, xu hướng FTA thế hệ mới như EVFTA chỉ đang ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Việc Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và ký kết những FTA này ngay từ đầu không chỉ cho thấy tầm nhìn dài hạn của Việt Nam về xu thế phát triển liên kết thương mại - kinh tế thế giới mà còn là bước đệm rất quan trọng để Việt Nam triển khai các chính sách về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, trong đó nhấn mạnh vai trò nòng cốt, dẫn dắt và hòa giải như nội dung và tinh thần của Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8-8-2018, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
như đã phân tích ở trên, EVFTA không chỉ có hàm nghĩa hẹp trong quan hệ Việt Nam - EU. Với Việt Nam, hiệp định này giúp chúng ta đa dạng hóa đối tác, mở rộng không gian chiến lược trong bối cảnh địa - chính trị và kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất định. Với thế và lực được nâng cao đáng kể sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam có năng lực để thúc đẩy quan hệ thực chất, tạo thế đan xen lợi ích với nhiều đối tác khác nhau, kể cả với những đối tác là các trung tâm kinh tế - quyền lực của thế giới như EU. Thúc đẩy một cam kết mạnh bạo, toàn diện với EU, Việt Nam sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị phụ thuộc quá mức vào một hay số ít các thị trường. Nói cách khác, đây chính là chiến lược phân tán rủi ro, chưa kể việc hiệp định này hứa hẹn sẽ đem đến những lợi ích đáng kể cho Việt Nam trong dài hạn. EVFTA cũng có tác dụng đòn bẩy, kích thích các đối tác khác tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực thương mại - đầu tư.
Về phía EU, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EPJan Zahradil cho biết, đa số nghị sĩ châu Âu thông qua hiệp định đặc biệt này “xác nhận vị thế của Việt Nam như một cường quốc địa - chính trị ở Đông Nam Á” và “không một quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có thể ký ngay được với EU những hiệp định có tầm cỡ tương tự, ít ra là không thể trong tương lai gần. Hiệp định này mang lại cho Việt Nam một vị thế đặc biệt trong mối quan hệ với EU”(7). Nghị sĩ Sven Simon, người đã bỏ phiếu thuận cho EVFTA, cũng cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia có triển vọng nhất trong khu vực ASEAN” và “điều rất quan trọng là người châu Âu đã tìm được một đối tác đáng tin cậy ở khu vực này, đó là Việt Nam”. Như vậy, cách tiếp cận của EU là EVFTA không chỉ giới hạn với một đối tác là Việt Nam mà đặt Việt Nam trong mối liên hệ (chặt chẽ) với Cộng đồng ASEAN với tư cách là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới hiện nay và dự báo có thể đứng thứ 4 vào năm 2030.
Về quy mô/tầm mức, nội dung của EVFTA cho thấy đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng và tiêu chuẩn cao, đồng thời phù hợp và thậm chí cam kết mạnh bạo hơn nhiều so với quy định của WTO. Về nội dung, EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.
Các hiệp định thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu tư tiêu chuẩn cao trở thành một xu hướng đáng chú ý trong khu vực, trên thế giới và đồng thời là một ưu tiên chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam _đồ họa: Vũ Trung Duy
Số lượng các FTA thế hệ mới có quy mô/tầm mức cao như EVFTA được ký kết và triển khai chưa nhiều. Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới ký hiệp định này với EU và là nước thứ tư ở châu Á (thứ hai trong ASEAN) sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. EVFTA không chỉ đòi hỏi những cải tổ về mậu dịch hàng hóa, mà còn bao gồm cải tổ ở các lĩnh vực khác gọi là phi biên giới, như các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giảm thủ tục hải quan, bảo vệ môi trường, mua sắm hàng hóa nhà nước, giải quyết các tranh chấp…, ở mức độ cao hơn các hiệp định thương mại thông thường. Trên thực tế, đây là những vấn đề khá nhạy cảm và không phải quốc gia nào cũng có tầm nhìn, đủ năng lực và dám tham gia vào “sân chơi” này.
Bên cạnh những yếu tố tích cực và các cơ hội, EVFTA và EVIPA cũng tạo ra các thách thức và một số tác động không thuận cần tính đến, như làm gia tăng khoảng cách về tăng trưởng giữa các lĩnh vực, tạo thêm sức ép cho các nhóm yếu thế hay làm tăng rủi ro bị tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng là các rào cản phải vượt qua nếu muốn tránh bẫy thu nhập trung bình, bước lên nấc thang mới về phát triển và tạo dựng môi trường chiến lược thuận lợi cho đất nước trong thế giới nhiều biến động. Hay nói cách khác, trên cả ba chiều thời gian, không gian và mức độ, Việt Nam không chỉ tận dụng cơ hội mà phải hóa giải được thách thức, chuyển hóa thách thức thành cơ hội.
Thông điệp chiến lược mà EVFTA và EVIPA gửi đến thế giới, đó là cam kết tiếp tục hội nhập, cải cách toàn diện, sâu rộng của Việt Nam. Giá trị chiến lược Việt Nam sẽ tăng lên trong dài hạn. Không gian chiến lược của Việt Nam sẽ được mở rộng và làm sâu hơn, không chỉ trong kinh tế - thương mại mà trong tổng thể quan hệ với EU và không chỉ có ý nghĩa với EU mà còn tạo đòn bẩy quan hệ với các đối tác khác. Các cam kết mạnh bạo của hai hiệp định này cho thấy cách đặt vấn đề chiến lược của cả EU và Việt Nam vừa phù hợp với xu thế, vừa giúp hai bên hướng tới những tiêu chuẩn cao hơn, chất lượng tốt hơn trong quá trình hợp tác cùng có lợi.
----------------------------------
(1) Xem: Giới thiệu chung về Hiệp định EVFTA và IPA, http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca-c51f227881dd, truy cập ngày 20-2-2020
(2) 12 FTA đã có hiệu lực gồm: AFTA (năm 1996), FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA, năm 2003), FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA, năm 2007), FTA ASEAN - Nhật Bản (AJCEP, năm 2008), FTA Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA, năm 2009), FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA, năm 2010), FTA ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA, năm 2010), FTA Việt Nam - Chi-lê (VCFTA, năm 2011), FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm 2015), FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (Việt Nam - EAEU FTA, năm 2016), CPTPP (năm 2018), FTA ASEAN - Hong Kong (AHKFTA, năm 2019); 1 FTA đã được phê chuẩn là FTA Việt Nam - EU (EVFTA, năm 2020); 3 FTA đang đàm phán, gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (Việt Nam- EFTA FTA), FTA Việt Nam - Israel
(3) Thế Hoàng: “Việt Nam có FTA với 60 nền kinh tế trên toàn cầu”, https://baodautu.vn/viet-nam-co-fta-voi-60-nen-kinh-te-tren-toan-cau-d114088.html, truy cập ngày 26-2-2020
(4) Xem thêm: “FTA thế hệ mới: “Cú huých” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung, dài hạn”, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-11-26/fta-the-he-moi-cu-huych-thuc-day-tang-truong-kinh-te-trong-trung-dai-han-79494.aspx, truy cập ngày 25-2-2020
(5) “Đột phá chiến lược” là những thay đổi mạnh mẽ với mục đích đem đến những kết quả lớn về dài hạn
(6) Hà Nguyễn: “Những lĩnh vực nào chịu nhiều tác động từ EVFTA và IPA”, https://baodautu.vn/nhung-linh-vuc-nao-chiu-nhieu-tac-dong-tu-evfta-va-ipa-d103119.html, truy cập ngày 25-2-2020
(7) Xem thêm:https://vtv.vn/trong-nuoc/viet-nam-doi-tac-tin-cay-cua-chau-au-2020021311564175.htm
Theo Tạp chí Cộng sản
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Sắp công bố doanh nghiệp tham gia đấu giá tần số 4G, 5G
- ·Công ty TOTO Việt Nam được gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên
- ·HDBank tăng trưởng cao và bền vững nhờ đổi mới toàn diện
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Meta bị phạt kỷ lục 1,3 tỷ USD
- ·Sau 15 năm Samsung Electronics có nguy cơ lỗ quý đầu tiên
- ·Cách tích hợp thẻ BHYT và giấy phép lái xe vào VNeID
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Đề xuất cần có tem chứng nhận sản phẩm Make in Viet Nam
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Samsung bồi thường 303 triệu USD do vi phạm bản quyền
- ·iPhone nào được cập nhật iOS 17?
- ·Samsung đầu tư vào startup Việt ứng dụng AI hỗ trợ giấc ngủ
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” đến các hoàn cảnh khó khăn
- ·Chạy đua phát hiện hình ảnh do AI tạo ra
- ·Quảng cáo trên radio
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng từ FPT IS