【bd tt】Tử vong sau 2 tuần ho, sốt vì loại khuẩn hay gặp
Bệnh nhân là bé trai 12 tháng tuổi ở Ninh Bình,ửvongsautuầnhosốtvìloạikhuẩnhaygặbd tt tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Vài ngày trước khi được đưa vào viện, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục (khoảng 39-40 độ C), kèm theo ho nhẹ, chảy mũi.
Đến ngày thứ 3, trẻ mệt mỏi, ăn kém, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng khó thở, mệt nhiều, li bì, có các dấu hiệu của suy tuần hoàn. Trẻ được chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, được đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Lúc này, bệnh nhi đã trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thần kinh, tổn thương thận cấp. Bệnh nhi được thở máy, sử dụng thuốc trợ tim nâng huyết áp, kháng sinh, lọc máu liên tục.
Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.
Dù tiếp tục được điều trị tích cực nhưng trẻ bị biến chứng viêm phổi hoại tử gây ra do tụ cầu rất nặng nề, tử vong sau 15 ngày điều trị.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn.
Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).
Dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao.
Một tổng kết tại khoa Điều trị tích cực nội khoa Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tụ cầu chiếm khoảng 30%, chủ yếu trên các bệnh nhi có tổn thương thần kinh (viêm màng não), tổn thương tim mạch (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tràn dịch màng tim).
Phòng tránh nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàngNhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Cha mẹ lưu ý:
- Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.
- Khi tắm cho trẻ nhỏ cần để ý kỹ những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn.
- Thận trọng với mụn nhọt và các vết thương ngoài da của trẻ bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ đến khi vết thương lành. Không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu.
- Chăm sóc dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ.
- Khi trẻ sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·VietNamNet trao tiền độc giả ủng hộ NS Hán Văn Tình
- ·Đất Sen Hồng vượt sóng vươn xa
- ·Kết quả World Cup 2022: Pháp và Anh giành vé vào vòng tứ kết
- ·Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư dự án hơn 4.500 tỷ đồng ở Nghệ An
- ·Vừa bị trục xuất lại muốn đi XKLĐ có được không?
- ·Bruno tỏa sáng, Bồ Đào Nha sớm vào vòng knock
- ·World Cup 2022: Vượt qua Đan Mạch, Australia giành quyền đi tiếp
- ·Gỡ vướng về thủ tục tại Dự án LNG Bạc Liêu
- ·Vợ chết, chồng vá xe đạp nuôi con ung thư phổi
- ·Dự án Điện khí LNG Hải Lăng: Nhà đầu tư lo bị lùi tiến độ
- ·Đắng lòng hồi tưởng lấy chồng công tử
- ·Vĩnh Long đầu tư trên 15.000 tỷ đồng phát triển khu, cụm công nghiệp
- ·Nghệ An đề xuất JICA đầu tư dự án thủy lợi 3.500 tỷ đồng
- ·Dự án điện khí LNG gặp khó khi giá khí tăng cao
- ·Mẹ giúp việc nhà không đủ tiền chữa bệnh cho con
- ·Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam sau hai năm
- ·Lewandowski: 'Không ai ở Barca nhắc đến trận thua 2
- ·BW công bố hai dự án khu công nghiệp đầu tiên tại Long An
- ·Bao giờ tôi mới được nghe tiếng gọi ‘bà nội ơi’?
- ·Thắng đậm Hàn Quốc 4