【lịch thi đấu southampton】Kế hoạch 2021
Mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm tới khoảng 6,ếhoạlịch thi đấu southampton5 – 7%
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 chuẩn bị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiều chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn tới.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2021 - 2025 tới dự kiến khoảng 6,5 - 7%. Mục tiêu GDP bình quân đầu người đến năm 2025 là đạt 4.700 - 5.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đến năm 2025 đạt khoảng 45%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 khoảng 45%.
Về xã hội, dự thảo đưa ra các chỉ tiêu cho 5 năm tới là tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 67 năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm 2025 khoảng 25%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 - 30%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm. Có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 75%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Về các cân đối lớn của nền kinh tế, mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng tổng tích luỹ tài sản chiếm khoảng 27 - 28% GDP và duy trì tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng không thấp hơn 73 - 74% GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP.
Tỷ lệ huy động nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15 - 16% GDP. Nợ công giảm dần, đến năm 2025 khoảng 47,5% GDP, nợ chính phủ đến năm 2025 khoảng 43,8% GDP. Bội chi NSNN giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP. Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia.
Nợ công giảm góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô
Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2016 – 2020 trong lĩnh vực tài chính ngân sách, dự thảo báo cáo cho biết cơ cấu thu đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.
Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách được tăng cường. Công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được chú trọng gắn với đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế... góp phần bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt bình quân 25,5% GDP, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (23,4% GDP). Ước giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ huy động vào NSNN ước đạt khoảng 24,5% GDP.
Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN giai đoạn 2016 - 2020 chiếm khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%). Dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng này khoảng 84,3% theo đúng định hướng là tăng tỷ trọng thu nội địa. Các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên mức 27 - 28%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên từ mức 63 - 65% giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 62 - 63%, trong khi vẫn thực hiện tăng lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chính sách xã hội khác, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh. Đồng thời, thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ theo khả năng của NSNN và thu nhập của người dân.
Bội chi và nợ công được kiểm soát, giảm so với giai đoạn trước. Bội chi NSNN giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3,5% GDP, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015 (5,4% GDP), dự kiến năm 2020 bội chi NSNN khoảng 4,99% GDP.
Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi NSNN, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm. Đến hết năm 2019, tỷ lệ nợ công ước khoảng 55% GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,1% GDP, nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là không quá 65% GDP; 54% GDP và 50% GDP.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khả năng thu ngân sách sẽ thấp hơn dự kiến, đồng thời các chính sách hỗ trợ cho y tế, sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội sẽ phát sinh thêm yêu cầu tăng chi, dẫn tới tăng bội chi NSNN. Tỷ lệ nợ công dự kiến năm 2020 tăng lên khoảng 56,8% GDP nhưng vẫn góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Đặc biệt, nợ công đã được cơ cấu lại theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỷ trọng các khoản vay trong nước, giảm vay nước ngoài.
Theo đánh giá lại quy mô nền kinh tế của Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm 2019 là 332 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 3.442 USD/người, năm 2020 dự kiến đạt khoảng 340 tỷ USD (7,99 triệu tỷ đồng) và GDP bình quân đầu người khoảng 3.490 USD. Các chỉ tiêu kinh tế tính toán cho phương hướng phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 căn cứ vào số liệu đã được đánh giá lại. |
Dương An
(责任编辑:La liga)
- ·Quảng Bình: Đã xác định vệt nước có màu đỏ tại bờ biển là do 'sự nở hoa của nước'
- ·Trên 150 học viên được tập huấn đề án 343 và 704
- ·Lộc Ninh giải ngân trên 11,2 tỷ đồng theo Chương trình 33
- ·Chính thức loại thủy điện Đồng Nai 6, 6A khỏi quy hoạch
- ·Cuộc chiến thương mại Mỹ
- ·Nghĩa tình người thầy thuốc trên biên giới
- ·Tặng 107 phần quà tới đồng bào Khơ me nghèo nhân lễ Sendolta
- ·Tích cực vá ổ gà trên đường ĐT741
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang dần hồi phục
- ·Đang ngủ, một phụ nữ bị 'hố tử thần nuốt chửng'
- ·Tìm giải pháp giảm thiểu tác động chiến tranh thương mại Hoa Kỳ
- ·Từ ngày 1
- ·Dự án BMGF
- ·Bảo vệ bản quyền thông tin cho các cơ quan báo chí
- ·Xuất khẩu lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc
- ·Nơi từ biệt những “lời ru buồn”
- ·Sức mạnh hủy diệt bão số 10 tương đương bão Xangsane
- ·Cấp 5.600 số thứ tự mua vé tàu tết
- ·Việt Nam đã nhập gần 14.000 tấn thịt lợn phục vụ thị trường trong nước
- ·Dân tập trung phản đối tận thu cát, QL1 tắc nghẽn