【bong da truc tuyến xoilac】“Khai tử” sổ hộ khẩu giấy
Từ ngày 1-1-2023,ửsổhộkhẩugiấbong da truc tuyến xoilac sổ tạm trú, sổ hộ khẩu giấy sẽ chính thức bị “khai tử” theo Luật Cư trú năm 2020. Việc chuyển hình thức quản lý từ thủ công sang hiện đại là một bước tiến quan trọng, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy sẽ không còn giá trị sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Từ lâu, sổ hộ khẩu giấy là loại giấy tờ gắn bó với hầu hết người dân trong cuộc sống. Song vì là giấy nên việc bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu đôi lúc còn gặp nhiều bất tiện như: dễ rách, ẩm ướt, thất lạc…
Tuy nhiên, kể từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu giấy sẽ bị “khai tử”, chính thức kết thúc sứ mệnh của mình để chuyển sang phương thức quản lý mới trên môi trường điện tử bằng hình thức sử dụng căn cước công dân gắn chíp và tài khoản định danh điện tử kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây được xem là bước phát triển đột phá trong việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý hành chính và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Trần Văn Đồng, ngụ xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Tôi thấy, Nhà nước bỏ sổ hộ khẩu giấy là rất hợp lý, thuận tiện cho người dân. Hồi trước muốn làm bất cứ thủ tục gì, người dân phải mang theo nhiều loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng minh,… vừa bất tiện, mà cũng dễ thất lạc”.
Tương tự, ông Bùi Thanh Tòng, ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, phấn khởi nói: “Sổ hộ khẩu giấy đã theo gia đình tôi rất nhiều năm, nhưng giờ Nhà nước cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho dân thì bà con rất mừng. Giờ nghe nói đi làm thủ tục hành chính chỉ cần mang theo căn cước có gắn chip là xong, vừa tiện, vừa nhanh nên người dân cũng rất mong đợi”.
Thời gian qua, triển khai thực hiện các đề án về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chuẩn bị sẵn sàng cho việc bỏ sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1-1-2023, các ngành, đoàn thể, địa phương, đặc biệt là lực lượng công an toàn tỉnh đã dồn lực triển khai việc thu thập, bảo đảm dữ liệu dân cư quốc gia “đúng, đủ, sạch, sống”. Qua đó, tỉnh đã lập 608 tổ công tác tại các ấp, khu vực với trên 3.500 thành viên nhằm triển khai cao điểm “90 ngày đêm” hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ triển khai Luật Cư trú năm 2020 và Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng đã thu thập thông tin của 975.000 nhân khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh, thu nhận 732.00 hồ sơ cấp căn cước công dân và đã cấp, trả 671.000 thẻ căn cước cho công dân. Ngoài ra, việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử cũng được tiến hành với trên 100.000 hồ sơ đã kích hoạt.
Theo đại tá Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công an tỉnh, kể từ ngày 1-1-2023, đối với sổ hộ khẩu giấy, sổ cư trú giấy sẽ không còn giá trị sử dụng, mà sẽ chuyển qua sử dụng căn cước công dân và mã số định danh.
“Trước đây, khi bà con có nhu cầu làm các thủ tục hành chính, chúng ta sử dụng chứng minh nhân dân, phải mang sổ hộ khẩu và một số loại giấy tờ khác thì nay bà con chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân. Nếu người dân nào làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân mà chưa được cấp do các nguyên nhân khách quan thì công dân có thể sử dụng mã số định danh cá nhân để tham gia tất cả các giao dịch hành chính”, đại tá Huỳnh Việt Hòa thông tin.
Nghị định số 104/2022 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 đã bãi bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi… Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cũng theo Nghị định 104/2022, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: 1- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cổng dịch vụ công quốc gia; 2- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD; 3- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; 4- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. |
Bài, ảnh: B.B
(责任编辑:World Cup)
- ·Xin cưu mang cháu bé mắc bệnh xương thủy tinh
- ·Huyện Phụng Hiệp: Khánh thành cầu Báo Ân 58
- ·Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Một doanh nghiệp giày da chi khoảng 650 tỉ đồng thưởng tết công nhân
- ·Ông trùm Thái Lan ra tay thâu tóm trên đất Việt
- ·Ra quân hưởng ứng Tháng bảo hiểm xã hội toàn dân
- ·10 điều cần biết về “biển số định danh”
- ·Đối thoại với doanh nghiệp về nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động
- ·Bất lực nhìn con 2 tuổi lịm đi từng ngày
- ·Ra quân thực hiện chiến dịch truyền thông dân số
- ·Vợ nén nỗi đau riêng lo cứu chồng nằm viện
- ·Thiết thực mô hình “Tấm lòng nhân ái”
- ·Gần 20 chiến sĩ tham gia bảo vệ môi trường
- ·Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu bảo hiểm
- ·Sự sống mong manh của bé trai cùng lúc mắc hai bệnh ung thư
- ·Thành phố Ngã Bảy: Đã thành lập 40 tổ vệ sinh môi trường
- ·Phát huy hiệu quả “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- ·Không ai cấm nhậu, nhưng đã nhậu làm ơn đừng lái xe !
- ·Gần hai chục năm đi khiếu kiện
- ·Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030