【kết quả hạng ngoại hạng anh】Có nên thay đổi cách kiểm soát "room" tín dụng của các ngân hàng?
Có nên "nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?roomkết quả hạng ngoại hạng anh | |
Ngân hàng vẫn chờ thêm “room” tín dụng | |
Tín dụng tăng tốc, ngân hàng cần nới “room” |
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay, do đó bỏ hạn mức tín dụng sẽ gây nhiều bất ổn tới hệ thống ngân hàng. Ảnh: ST |
Cơ chế "xin- cho"
Trong năm 2021, có ít nhất 2 lần cơ quan quản lý tiền tệ thực hiện nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho các ngân hàng. Vì thế, nhiều ngân hàng đã được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20% như TPBank, Techcombank, MSB, MB… trong khi nhóm ngân hàng TMCP có vốn nhà nước thì Vietcombank được nới “room” tín dụng mạnh nhất lên 15%, BIDV lên 12% và VietinBank là 12,5%. Tính trung bình, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%, gần sát với mức tăng trưởng tín dụng cả năm vừa được NHNN dự báo khoảng 14%.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, hạn chế lớn nhất của chính sách tiền tệ năm 2021 là việc điều hành tín dụng vẫn theo cơ chế xin - cho bằng cách cấp “room” tín dụng cho các ngân hàng. Theo vị này, mặc dù NHNN giải thích việc cấp “room” tín dụng là để kiểm soát tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, nhưng NHNN nên sử dụng các công cụ thị trường hơn. Đặc biệt, việc cấp “room” tín dụng cho từng ngân hàng không còn phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Đại diện một số ngân hàng cũng chia sẻ, không phải tổ chức tín dụng nào cũng được NHNN điều chỉnh trần tín dụng ngay khi có đơn xin tăng, hạn mức cấp cũng không dồi dào. Hơn nữa, việc nới “room” tại mỗi ngân hàng là khác nhau do cơ quan quản lý dựa vào nhiều tiêu chí, ngân hàng nào tốt thì được hạn mức cao hơn. Các tiêu chí xét duyệt tín dụng của NHNN có thể kể đến như mức độ dồi dào vốn chủ sở hữu (hệ số CAR), năng lực quản trị rủi ro (thể hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9...), mức độ hỗ trợ xã hội trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn thông qua miễn giảm lãi suất và phí.
Mới đây, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Vietcombank đề xuất căn cứ hiệu quả hoạt động, năng lực quản trị rủi ro, NHNN nên cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được chủ động về quy mô tăng trưởng tín dụng hàng năm.
Cùng quan điểm, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, về lâu dài, cơ quan điều hành cần quản lý các ngân hàng bằng các chỉ số tài chính thay vì công cụ hành chính là trần tăng trưởng tín dụng.
Cần để kiểm soát rủi ro
Chia sẻ với báo chí về việc đặt hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, quy mô tín dụng của Việt Nam đang chiếm trên 140% GDP, nghĩa là nền kinh tế vẫn đang phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng, nên nếu bỏ trần hạn mức sẽ gây ra nhiều bất ổn. Theo vị này, nếu quản lý không tốt, tăng trưởng tín dụng thiếu hài hòa, bất hợp lý sẽ tạo ra sự bất ổn với các ngân hàng thương mại.
“Cứ hình dung 1 năm tín dụng tăng vài chục %, chất lượng tín dụng không đảm bảo thì chỉ sau 1-2 năm, nợ xấu lại dâng lên nên phải kiểm soát, vừa đảm bảo cung ứng vốn vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát", Phó Thống đốc nêu rõ.
Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cũng cho rằng, phương thức áp trần tín dụng có thể thay đổi ở tương lai, trong điều kiện thị trường phát triển, vốn đầu tư trung và dài hạn được giải ngân ở thị trường tài chính, không phải huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn như hiện nay.
Tính đến 22/12/2021, theo công bố của NHNN, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020. Trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Vì thế, tín dụng được dự báo sẽ có đà tăng trở lại sau một thời gian "ảm đạm" bởi đại dịch. Do đó, các ngân hàng kỳ vọng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 sẽ tiếp tục “rộng rãi” và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường theo đúng mục tiêu đề ra.
Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Nhưng trong chỉ thị vừa được gửi đến các ngân hàng thương mại, Thống đốc NHNN yêu cầu toàn ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tiền không mua được tất cả...tiền mua được anh!
- ·Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND các cấp
- ·Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường xin nghỉ hưu ở tuổi 60
- ·Chi hơn 200 triệu đồng tổ chức Hội thi Vũ hội sân trường năm 2024
- ·Chắp cánh ước mơ cho cô trò nhỏ giỏi Văn
- ·Hậu Giang sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư
- ·HĐND tỉnh tặng quà tết cho gia đình chính sách huyện Cần Giuộc
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết Trung đoàn bộ binh 9
- ·Hội thảo Phát triển dữ liệu số phục vụ quản lý, điều hành kinh tế
- ·Chuyên gia Cuba: Uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm ở tinh thần phê và tự phê
- ·Ngày 1/12 bắt đầu bán vé tàu Tết Quý Tỵ
- ·Bám sát cơ sở, tạo sự đồng thuận và niềm tin trong dân
- ·Khai thác, phát huy “Thời kỳ vàng” đạt kết quả cao nhất, tốt nhất
- ·Bài viết của Tổng Bí thư: Tiếp thêm sức mạnh cho mục tiêu phát triển đất nước
- ·Cụ bà 79 tuổi nuôi chị 83 tuổi liệt giường
- ·Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả tích cực
- ·Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa trong hành trình về nguồn tại Tân Hưng
- ·Ngày 12/11, Hội nghị 'Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc' sẽ diễn ra tại Đà Nẵng
- ·Độc đáo tủ sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại huyện Vĩnh Thuận