【cheonan city fc】Đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát khi nới “room” tín dụng
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đã chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, hồi đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) của một loạt NH thương mại (NHTM), gồm cả NHTM nhà nước và NHTM cổ phần tư nhân. Theo ông, việc nới “room” tín dụng cho một loạt NH có tác động như thế nào đến việc hỗ trợ phục hồi nền kinh tế?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tổ chức ngày 9/7 vừa qua, Hội đồng đã thống nhất kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay là từ 3 – 4%. Như vậy, theo lý thuyết kinh tế, muốn đạt được mức tăng trưởng kinh tế từ 3 – 4%, thì mức TTTD phải đạt gấp 2,5 lần mức tăng trưởng kinh tế, tức là nếu tăng trưởng GDP là 4% thì TTTD phải đạt 10%, còn nếu tăng trưởng GDP là 3% thì TTTD phải đạt 7,5%. Như vậy, muốn đạt mức tăng trưởng GDP năm 2020 là 3 – 4% thì TTTD năm 2020 phải đạt từ 7,5 – 10%.
Ông Nguyễn Trí Hiếu |
Trong khi đó, nhìn vào kết quả TTTD 6 tháng đầu năm 2020 có thể thấy, qua nửa đầu năm toàn ngành NH mới chỉ đạt mức TTTD khoảng trên 2%, đây là mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong bức tranh chung “ảm đạm” về TTTD của ngành NH nửa đầu năm có thể thấy mức TTTD không đều nhau giữa các NH. Theo đó, có nhiều NH TTTD âm, có NH TTTD rất thấp, song cũng có một số NH có hoạt động kinh doanh tốt nên đến tháng 6 đã sử dụng gần hết hạn mức TTTD cả năm. Do đó, những NH có điều kiện tăng trưởng đã đề nghị được nới “room” tín dụng và được NHNN chấp thuận, sẽ có tác động tích cực trong việc gia tăng cung cấp vốn cho những lĩnh vực sản xuất kinh doanh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, để nền kinh tế có thể đạt được tăng trưởng ở mức cao nhất.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh, vấn đề của TTTD là phải đảm bảo cả về chất và lượng, cũng như còn phải phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Với mức TTTD chỉ khoảng hơn 2% trong 6 tháng đầu năm cho thấy rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất yếu, mặc dù toàn hệ thống NH đã có nhiều chính sách giảm lãi suất. Trong bối cảnh đó, theo quan điểm cá nhân, tôi dự báo mức TTTD cả năm 2020 sẽ ở mức khoảng từ 7 – 10% đối với kịch bản lạc quan, còn đối với kịch bản ít thuận lợi hơn là từ 6 – 8%. Điều đó cho thấy, nới “room” tín dụng là một động thái khuyến khích, động viên các NH gia tăng nỗ lực cung cấp vốn cho nền kinh tế, song toàn hệ thống NH phải rất cố gắng mới có thể đạt được mức TTTD đến khoảng 10% trong bối cảnh còn rất khó khăn như hiện nay, để từ đó có thể hỗ trợ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức khoảng 4%.
* PV: Việc nới “room” tín dụng cho một loạt NH liệu có lo ngại sẽ gây áp lực lên lạm phát không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu:Nới “room” tín dụng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ có thêm một lượng cung tiền và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. 6 tháng đầu năm, lạm phát đang ở mức 4,19%, cao hơn một chút so với mức mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là 4%. Trong những tháng cuối năm vẫn còn nhiều yếu tố gây rủi ro với nỗ lực kiềm giữ lạm phát ở mức thấp, bởi vậy, vẫn cần thận trọng trong việc kiểm soát mức tín dụng đưa ra thị trường, bởi đây là yếu tố lạm phát lõi, hay là lạm phát cơ bản do yếu tố tiền tệ.
Tuy nhiên, như trên tôi đã chia sẻ, hiện tại về tổng thể, sức cầu trong nền kinh tế, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn khá yếu, nên dù lãi suất thời gian tới có giảm thêm nữa thì khả năng TTTD năm nay trong trường hợp khả quan nhất cũng khó có thể vượt trên 10%. Do đó, với mức TTTD được dự báo ở mức không quá lớn, thì khả năng vẫn có thể đảm bảo giữ lạm phát được dưới mức 4% như mục tiêu đã đề ra.
* PV: Một vấn đề cũng được quan tâm là việc đẩy một lượng cung tiền lớn ra thị trường liệu có xảy ra nguy cơ dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như BĐS, vàng… không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tôi cũng cho rằng, việc có thêm một lượng cung tiền lớn đẩy vào lưu thông sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng dòng tiền không chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà thay vào đó lại chảy vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như BĐS, vàng... Điều này đã từng xảy ra cách đây hơn chục năm khi có một lượng tiền lớn được bơm vào thị trường, nhưng phần lớn lại chảy vào kênh đầu tư BĐS đã tạo nên “bong bóng” BĐS (trong các giai đoạn vào năm 2007 và 2010), đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS trong những năm sau đó. Đây là một bài học mà các cơ quan chức năng cũng cần tiên lượng đến để có những biện pháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả.
Khi cung tiền được đẩy mạnh vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như BĐS, vàng… không chỉ làm tăng giá của các mặt hàng này, mà qua một độ trễ nhất định cũng sẽ có những tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa của nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế, từ đó sẽ ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế - xã hội.
Bởi vậy, tôi cho rằng, NHNN cần kiểm soát quy mô tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như có các chỉ đạo sát sao đến các NHTM sao cho nguồn vốn hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế dòng tiền đổ nhiều vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như BĐS, vàng… để tránh những hệ lụy về sau như gia tăng nợ xấu hay phát sinh “bong bóng” giá tài sản.
* PV: Cùng với việc một loạt NH được nới “room” tín dụng để gia tăng cung cấp vốn cho doanh nghiệp, theo ông, nửa cuối năm, liệu có còn nhiều dư địa trong việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp không?
- Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tôi cho rằng, trong nửa cuối năm 2020, dư địa dành cho việc giảm lãi suất cho vay sâu hơn nữa cũng không còn quá nhiều. Bởi, nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống, thì trước tiên cần phải giảm lãi suất huy động, mà giảm lãi suất huy động thấp hơn cả lạm phát thì người dân sẽ rút tiền gửi NH để đầu tư vào những kênh đầu tư khác.
Lãi suất huy động phải cao hơn tỷ lệ lạm phát ít nhất là 2%, ví dụ tỷ lệ lạm phát năm nay là 4% thì lãi suất huy động sẽ ở mức 6%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay là 9%/năm. Nếu muốn tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp thì phải giảm lạm phát xuống thấp hơn nữa, để từ đó giảm lãi suất huy động. Tuy nhiên, điều này là không dễ trong bối cảnh còn nhiều thách thức như hiện nay, và tôi cho rằng, nếu Chính phủ giữ được lạm phát năm nay ở mức 4% như đã đặt ra đã là một thành công rồi.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Đồng loạt kiểm tra 10 điểm kinh doanh trong chuỗi Phoxedien.com
- ·Ghép tạng Việt Nam phát triển vượt bậc và đuổi kịp thế giới
- ·Tỷ giá hôm nay (7/8): Tỷ giá USD thế giới phục hồi trở lại, ngân hàng thương mại nhích tăng
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ
- ·Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
- ·Trung tâm Y tế TP.Huế thực hiện mổ nội soi cắt u nang buồng trứng
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Rằm tháng 7: Đồ cúng chay ‘hốt bạc’, hoa tươi tăng giá chóng mặt
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm
- ·Hải quan Quảng Trị phối hợp triệt phá 2 vụ vận chuyển hơn 85.000 viên ma túy
- ·Vạch trần thủ đoạn bơm tinh dầu ma túy vào thuốc lá điện tử
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Tết Đoàn viên trong thời đại số
- ·Kiểm tra an toàn sinh học các phòng xét nghiệm
- ·Tỷ giá USD hôm nay 18/8/2024: Ghi nhận tuần giảm mạnh
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Tỷ giá USD hôm nay (31/8): Đồng USD tiếp tục tăng vào phiên cuối tuần