会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định cúp đức】Bình minh trên sóc Bom Bo!

【nhận định cúp đức】Bình minh trên sóc Bom Bo

时间:2025-01-11 08:21:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:704次

Bom Bo ngày ấy

Bà Thị Cách (SN 1955) sinh ra trong gia đình có 2 chị em ở sóc Bom Bo ngày ấy. Hiện bà ở thôn 2,nhận định cúp đức xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Năm 13 tuổi, Thị Cách đã theo cách mạng vừa làm giao liên vừa trồng mì, tỉa lúa để cùng bộ đội đánh giặc, giải phóng quê mình. Trong những năm tháng hoạt động phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ, bà gặp người con ưu tú của núi rừng Phước Long là Điểu Ong rồi cả hai nên duyên vợ chồng ngay trong lòng địch. Đặc biệt trong chiến thắng Đồng Xoài rực lửa chiến công năm 1965, tất cả đồng bào S’tiêng trên sóc Bom Bo đều hồ hởi tham gia phục vụ chiến dịch mang tên Đồng Xoài - Phước Long.

Bà Thị Cách chia sẻ, để đảm bảo lương thực cũng như nhu yếu phẩm phục vụ chiến trường, người dân Bom Bo từ già đến trẻ, trai gái trên sóc đều tham gia “tiếp lương, tải đạn”. Ban ngày, họ lên nương rẫy tỉa lúa, trồng bắp, gieo đậu, trồng mì, miễn làm ra lương thực. Đêm đến, cả sóc cùng tham gia giã gạo để có lương thực tiếp tế cho bộ đội. Những lúc cao điểm của chiến dịch, cả sóc phải đảm bảo đến 6 tấn gạo trong 1 tuần. Để có được ngần ấy lương thực, đồng bào S’tiêng đã nghĩ ra cách giã gạo chày 3, chày 4. Lượng người tham gia mỗi ngày một nhiều không đủ cối để giã gạo, người S’tiêng lại nghĩ ra cách lấy thân cây rừng vừa to vừa dài đặt ngang giữa rừng rồi khoét mấy lỗ để có chỗ giã gạo. Với cách làm đầy sáng tạo như thế, chỉ trong 1 tháng, đồng bào sóc Bom Bo đã giã hơn 2.000 xá lúa (mỗi xá lúa tương đương 50kg) và đóng góp hơn 8.000 gốc mì phục vụ chiến dịch Đồng Xoài - Phước Long.

Ðồng bào sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Ðăng một thời giã gạo nuôi quân đã đi vào thi ca. Trong ảnh: Người dân sóc Bom Bo tái hiện hoạt động giã gạo nuôi quân trong kháng chiến chống Mỹ - Ảnh: Trương Hiện

Bà Thị Vách, một sơn nữ S’tiêng giã gạo nuôi quân của sóc Bom Bo hơn 50 năm trước nhớ lại: Ngày ấy, đời sống người S’tiêng sóc Bom Bo khó khăn lắm. Thế nhưng, nghe theo cách mạng, muốn giải phóng quê hương để mọi người ai cũng được tự do lên cái nương, cái rẫy của mình, ai cũng được ấm no, hạnh phúc nên đồng bào ra sức trồng lúa, mì, tỉa bắp phục vụ cho bộ đội. Người lớn, thanh niên thì giã gạo, thiếu niên không giã được thì đốt lồ ô để lấy ánh sáng cho người lớn giã gạo. Ngày làm, đêm lại giã gạo rất cực khổ nhưng ai cũng cười nói, vui lắm! Đặc biệt là những đêm trăng sáng, cả sóc từ lớn nhỏ, trai gái, thậm chí có người còn gùi con nhỏ trên lưng vẫn cười nói với bộ đội trong lúc giã gạo. Chính không khí vui tươi hồn nhiên của người S’tiêng trong những đêm giã gạo như thế đã đi vào ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “…Tiếng cười vui đẩy lùi đêm vắng vẻ/ Có ai đi về phía những hàng cây/ Mời vô đây cùng nghe khúc nhạc hay/ Khúc nhạc đêm nay dùng nhịp đệm bằng chày/ Đuốc gần tàn nhịp càng thêm rắn rỏi/ Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/ Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/ Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy…”.

Bà Thị Vách ôn lại lịch sử giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng cho thế hệ trẻ tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo

Năm nay đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, lại không biết chữ nhưng bà Thị Vách vẫn hát vanh vách ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” và “Tải đạn” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Một trong những lý do giúp bà cũng như hầu hết nam thanh, nữ tú S’tiêng ngày ấy thuộc là do vừa giã gạo vừa tập từng lời bài hát. Vì thế, không khí giã gạo cũng như âm hưởng, nhạc điệu của các ca khúc được sáng tác trong những năm tháng chiến tranh gian khổ ở sóc Bom Bo vẫn vang vọng mãi trong tâm trí người S’tiêng cho đến hôm nay.

“Bù Ðăng là huyện miền núi với 31 thành phần dân tộc đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước. Cái độc đáo của Bù Ðăng là tình đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, biết nhường cơm, sẻ áo cho nhau để vượt qua bao gian khó của chiến tranh cũng như trong hòa bình, xây dựng và phát triển. Cả 31 thành phần dân tộc trên địa bàn huyện từ xưa đến nay luôn luôn đoàn kết. Ðây là truyền thống, là niềm tự hào mà cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Bù Băng cần gìn giữ và phát huy”.

Ông BÙI KIM DUNG, nguyên Bí thư Huyện ủy Bù Ðăng


Bom Bo bây giờ

“Bà con sóc Bom Bo ngày xưa định cư trong Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo thuộc thôn 1, hay còn gọi là thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng hôm nay. Trong một trận dịch trước năm 1960, sóc Bom Bo chia thành Bom Bo 1, Bom Bo 2, Bom Bo 3 ở nhiều nơi khác nhau. Đến năm 1965, đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo 3 nghe theo bộ đội, theo Đảng, Bác Hồ đấu tranh để giải phóng buôn sóc. Bom Bo 1 và Bom Bo 2 đi vào ấp chiến lược” - già làng Điểu Lên cho hay.

Nhờ trồng xen cà phê trong vườn điều, gia đình chị Nguyễn Thị Trang ở thôn 5, xã Bình Minh thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha/năm

Ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 2012, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước cho chủ trương quy hoạch, xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo trên diện tích hơn 113 ha tại thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo cũng như các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2018, huyện Bù Đăng tiếp tục đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình trong khu bảo tồn cùng với bộ đàn đá và cồng chiêng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây cũng là điểm nhấn để Bù Đăng kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái gắn với du lịch lịch sử, du lịch văn hóa miệt vườn.

Những thôn nữ S’tiêng hôm nay vẫn tiếp tục duy trì nghề dệt thổ cẩm để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên sóc Bom Bo

Nhằm phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, gia đình bà Thị Thu ở thôn 2, xã Bình Minh đã chuyển đổi hơn 1 ha điều sang trồng rau nhíp, đọt mây xen với sầu riêng để tăng thu nhập. Quy trình canh tác các loại cây trồng trong khu vườn đều làm bằng thủ công, không phân bón, cũng chẳng cần thuốc bảo vệ thực vật. “Rau nhíp, đọt mây, củ nần, củ chụp, măng lồ ô, tre nứa trên rừng, con cá, con tép, ếch, nhái dưới sông, suối là nguồn thức ăn vô tận của cộng đồng người S’tiêng từ khi trái đất có loài người cho đến nay. Nó là nguồn dinh dưỡng được tích tụ trong nắng, trong sương, trong gió, trong mưa của đất trời. Nó sinh ra trong tự nhiên để làm nguồn thức ăn cho con người và cũng chính nó làm cho con người sảng khoái, sống vui, sống khỏe hơn. Rau nhíp, đọt mây giống như tay chân, máu thịt đang vận hành trong cơ thể của người S’tiêng. Bởi vậy, mình phải chăm chút, nâng niu để nó lớn lên trong tự nhiên giống như lớn lên trong núi rừng, không phân, không thuốc hóa học. Cây rau nhíp không chỉ phục vụ bữa ăn trong gia đình mà còn phục vụ du khách đến tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo” - bà Thị Thu tự hào.

Chị Thị Thu ở thôn 2, xã Bình Minh hái lá nhíp xen canh trong vườn sầu riêng để bán cho du khách

Trong tổng diện tích gieo trồng gần 10.000 ha của xã Bình Minh thì có hơn 9.200 ha diện tích cây lâu năm, hầu hết là cây điều và cao su. Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện chủ động được nguồn nước tưới, người dân đã tích cực chuyển đổi sang trồng cây ăn trái hoặc xen canh cà phê dưới tán điều, sầu riêng. Nhờ đó, nhiều nông hộ trên địa bàn xã, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ vươn làm giàu với thu nhập cả tỷ đồng/ha.

Thế mạnh của xã Bình Minh là cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê và cây ăn trái. Trong những năm gần đây, người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Xã chỉ còn 26 hộ nghèo, chiếm 0,01% dân số xã. Ðặc biệt, địa phương có Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, chúng tôi rất tự hào vì các làng nghề truyền thống cũng như những giá trị văn hóa của người S’tiêng được bảo tồn và phát huy”.

Ông TRỊNH CÔNG LONG, Bí thư Ðảng ủy xã Bình Minh


Xã Bình Minh thành lập năm 2008 trên cơ sở chia tách xã Bom Bo, huyện Bù Đăng. Tổng dân số của xã lúc bấy giờ chỉ có 2.678 hộ với hơn 11.000 người. Sau 16 năm thành lập, dân số xã Bình Minh hiện tăng gần 11.500 hộ, trong đó 42% là đồng bào dân tộc thiểu số, riêng đồng bào S’tiêng chiếm 23%. Những ngày đầu mới thành lập, toàn xã chỉ có 78 đảng viên. Đến nay, Đảng bộ xã Bình Minh có 180 đảng viên đang sinh hoạt ở 15 chi bộ trực thuộc.

Ảnh 3: Được hỗ trợ nhà đại đoàn kết, nước sạch, miễn giảm học phí cho con, tặng bò giống để chăn nuôi, gia đình anh Điểu Lót, chị Thị Dương ở thôn 4, xã Bình Minh đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu

Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn xã, nhất là cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Từ một xã thiếu đói giáp hạt trong những năm đầu mới thành lập, đến năm 2020, Bình Minh đã về đích nông thôn mới với thu nhập bình quân hơn 55 triệu đồng/người/năm. Hầu hết các tuyến đường từ trung tâm xã về thôn, sóc được bê tông hoặc cứng hóa. Nhiều tuyến đường được người dân đầu tư hệ thống điện thắp sáng. Đặc biệt, những ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào S’tiêng như đan gùi, làm nỏ, dệt thổ cẩm hay nấu rượu cần, cơm lam, canh thục vẫn được thế hệ trẻ tiếp tục gìn giữ và phát huy trong nhịp sống hiện đại.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
  • Dự án Usilk City đã đổi chủ
  • Giá vàng hôm nay ngày 20/1/2016: Giá vàng rớt giá vì bị ‘thất sủng’
  • Phạm Nhật Vượng tỷ phú sinh năm Thân
  • CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
  • Chán đào Nhật Tân, mua đào Trung Quốc chơi Tết
  • Giá vàng hôm nay 18/1/2016: Nhà đầu tư kỳ vọng vào giá vàng tuần này
  • 3 điện thoại Iphone 6s Plus Gold sẽ đến tay khách hàng mỗi ngày
推荐内容
  • Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
  • Ô tô Mini Clubman ra mắt thị trường Việt Nam với giá hơn 1,6 tồng
  • Giá vàng hôm nay ngày 30/3/2016: Giá vàng lội ngược dòng
  • VNPT VinaPhone ra mắt hai IDC hiện đại nhất Việt Nam
  • Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
  • Giá vàng hôm nay ngày 11/3/2016: Giá vàng tăng như vũ bão