【xem lịch thi đấu bóng đá】Phát huy giá trị di tích lịch sử
(CMO) Quá trình khai khẩn, đấu tranh cách mạng và phát triển quê hương, vùng đất Cà Mau luôn gắn liền với những chiến tích về đất, về người, trong đó có chiến tích vang dội của 2 nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự.
Khu vực mộ hai lãnh đạo nghĩa quân đang xuống cấp. |
Đỗ Thừa Luông (còn gọi là Long), Đỗ Thừa Tự (còn gọi là Ngươn) là con trai của ông Đỗ Văn Nhân, cử nhân võ triều đình nhà Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, gia đình ông ly tán về miệt Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), sau đó tìm đến Cà Mau và chọn U Minh làm căn cứ kháng Pháp, nơi mà sau này trở thành căn cứ địa cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cà Mau.
Lịch sử hào hùng
Lòng yêu nước, ý chí bất khuất với khí phách hiên ngang của người dân Nam Bộ, những năm đầu của thập niên 1870, hai ông Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự đã huy động trên 300 nghĩa quân lập khu vực chống Pháp dọc theo tuyến sông Cái Tàu.
Trong hơn 4 năm (từ năm 1871-1875), dưới sự lãnh đạo của hai ông, bằng chiến thuật du kích khéo léo và lợi dụng địa thế hiểm trở của rừng U Minh, các nghĩa quân đã lập nhiều chiến công vang dội, thu được nhiều vũ khí của địch để bổ sung, trang bị cho nghĩa quân và tiêu diệt nhiều tên quan ác ôn của Pháp và tay sai bán nước, trong đó có tên Ô-san-giơ và tên tri huyện Phan Tử Long, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên, với tàu to, súng lớn, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều cuộc hành quân lớn, bao vây tiêu diệt nghĩa quân. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, nghĩa quân tan rã, hai ông bị giặc bắt và đưa đi xử tử vào ngày 3/8/1875, xác hai ông được Nhân dân bí mật mang về chôn cất tại làng An Xuyên thuộc huyện Châu Thành (tỉnh Hà Tiên). Đến năm 1925, con cháu sợ bị thất lạc nên di tán phần mộ hai ông về xã An Trạch, huyện Giá Rai (nay là ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) thờ cúng đến nay, lấy ngày hai ông bị xử tử làm lễ giỗ hằng năm.
Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng khí phách hiên ngang, oanh liệt và sự hy sinh anh dũng của hai nghĩa quân họ Đỗ đã trở thành ngọn lửa bất khuất bùng cháy trong lòng dân, thôi thúc Nhân dân tiếp tục xông lên chiến đấu chống quân xâm lược, giành thắng lợi cuối cùng.
Tự hào hôm nay
Hiện tại, ngoài Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự, nhiều tên đường, trường học… trong và ngoài tỉnh cũng đã mang tên Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự.
Ông Đỗ Văn Trình, đại diện thân tộc họ Đỗ, cho biết: "Phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của ông cha, năm 2010 con cháu trong thân tộc xây dựng “Dòng họ Khuyến học” và thành lập “Quỹ Khuyến học Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự”. Trước mắt, quỹ này sẽ dành tặng sách vở cho học sinh nghèo hiếu học ở ngôi trường mang tên hai ông ở Phường 1, TP Cà Mau. Về lâu dài sẽ hỗ trợ cho con em thân tộc ăn học thành tài, cũng như giúp đỡ bà con trong thân tộc phát triển kinh tế cùng nhau vươn lên trong cuộc sống.
Thể hiện trách nhiệm và cũng là đạo đức của thế hệ hôm nay, nhằm tri ân các lớp người đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, tháng 7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định xếp hạng Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự là di tích cấp tỉnh. Và hơn 1 năm sau ngày được công nhận di tích, TP Cà Mau đã xây kế hoạch trùng tu, nâng cấp khu di tích này.
Phó trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin TP Cà Mau Lê Văn Thanh cho biết: "Trong cuộc họp mới đây giữa Phòng Văn hoá - Thông tin, Ban Quản lý di tích tỉnh, chính quyền địa phương và thân tộc họ Đỗ, đã thống nhất là sẽ nâng cấp mở rộng đường vào khu di tích (đất do thân tộc họ Đỗ hiến), xây dựng hàng rào, trồng cây tạo bóng mát, nâng cấp mặt nền xung quanh, nâng cấp hai ngôi mộ và tạo mái che bên trên… Đồng thời, đề xuất thành lập Ban quản lý di tích (phối hợp thân tộc họ Đỗ và chính quyền địa phương)".
Phát huy giá trị di tích lịch sử Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự để đây không chỉ là nơi giáo dục, hành động cách mạng cho thế hệ trẻ mà còn là điểm tựa tinh thần cho sự nỗ lực không ngừng của tập thể Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoà Thành trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương nói riêng và TP Cà Mau nói chung./.
Mỹ Pha
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác
- ·Overseas Vietnamese contribute to national socio
- ·PM appreciates Japan’s 26
- ·Việt Nam innovation network programme launched
- ·Tìm lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi
- ·President Trần Đại Quang holds talks with Egyptian counterpart
- ·VN welcomes Monsanto ruling: Foreign ministry
- ·Deputy PM Vương Đình Huệ welcomes Party chief of Chinese province
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 308 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·PM orders meticulous preparation for WEF ASEAN
- ·Cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai
- ·Fighting corruption an arduous, long
- ·Condolences over former Indian PM’s death
- ·VN supports Laos to recover from dam collapse
- ·Cánh mày râu Việt rộ mốt săn lùng sim rừng để ngâm rượu
- ·President visits Hưng Yên on Martyrs’ Day
- ·PM appreciates Japan’s 26
- ·Việt Nam wishes to enhance Canada partnership
- ·PVTEX, Vũ Đình Duy và những sai phạm kéo dài được 'phanh phui'
- ·Law enforcement leaders must face consequences of actions