会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ketquabongda trực tuyến】TPHCM: Đề xuất xây siêu cảng, tạo đột phá phát triển kinh tế biển!

【ketquabongda trực tuyến】TPHCM: Đề xuất xây siêu cảng, tạo đột phá phát triển kinh tế biển

时间:2024-12-23 12:59:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:352次
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái.

Quá tải cảng biển

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo TPHCM cho biết, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TPHCM tăng trưởng bình quân trong giai đoạn năm 2015 - 2020 là 7,34%; giai đoạn năm 2021 - 2025 dự kiến là 5%.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong thời gian tới các khu bến trên sông Sài Gòn của cảng biển TPHCM sẽ thực hiện di dời, chuyển đổi công năng. Như vậy, việc sớm triển khai xây dựng các cảng container của cảng biển trong giai đoạn 2021 - 2030 là cần thiết để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại và trong tương lai từ nay đến 2030 của TPHCM nói riêng cũng như các tỉnh Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Báo cáo của UBND TPHCM cho biết, bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép mực nước sâu, nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế, có thể đáp ứng tàu tải trọng lớn như các tuyến ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành cảng container quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như đột phá phát triển kinh tế biển của TPHCM và cả nước.

Bên cạnh đó, theo UBND TPHCM, hiện nay cảng Cát Lái của TPHCM là cảng lớn nhất cả nước với công suất 6,4 triệu TEUs/năm. Sản lượng hàng hoá qua cảng này chiếm khoảng 85% so với các cảng phía Nam và 50% cả nước. Trong năm 2021, hàng hóa qua cảng ở TPHCM đạt hơn 160 triệu tấn, vượt 2,6% quy hoạch đến năm 2030.

Năm 2022, chỉ tính riêng cảng Cát Lái tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với sản lượng thông qua đạt hơn 5,5 triệu TEUs container (tương đương 78,5 triệu tấn hàng hóa. Vì vậy, việc triển khai xây các cảng container giai đoạn 2021 - 2030 là cần thiết, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu ở TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Siêu cảng trung chuyển hàng hóa XNK

Dự án siêu cảng Cần Giờ có quy mô gần 7 km cầu cảng có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay (khoảng 24.000 TEUs, công suất thông qua khoảng 10 - 15 triệu TEUs. Khu cảng trung chuyển dự kiến chia làm 7 giai đoạn triển khai; giai đoạn 1 sẽ triển khai vào đầu năm 2024, khai thác vào năm 2027; giai đoạn cuối sẽ được hoàn thành vào năm 2040.

Theo ông Huỳnh Văn Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty Cp cảng Sài Gòn, hiện nay đơn vị này phối hợp cùng Tập đoàn vận tải biển MSC/TIL, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nghiên cứu, đề xuất dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Sài Gòn tại khu bến Cần Giờ.

Các đơn vị cố gắng trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TPHCM trong quý 1/2023. Đồng thời mong muốn triển khai thi công giai đoạn 1 cảng trung chuyển này vào năm 2024, đưa vào khai thác sớm hơn dự kiến trước đó, năm 2027. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỉ USD.

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thiết kế Cảng kỹ thuật biển, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Logistics TPHCM, cho biết, TPHCM đang đề xuất xây dựng siêu cảng Cần Giờ không chỉ giúp cho sự phát triển của quốc gia, khu vực, mà đây còn là nơi tập trung gom hàng - phân phối hàng cho các quốc gia khác trên thế giới, kéo theo các công ty tài chính, hoạt động vốn cho chủ tàu, chủ hàng… cùng phát triển vượt bậc.

Hệ thống cảng biển Cần Giờ có rất nhiều lợi thế, có tuyến vận tải đặc biệt nằm trên tuyến vận tải quốc tế Á - Âu. Thế mạnh của cảng biển đã có, tuy vậy từ nhiều năm qua, hoạt động cảng biển của Việt Nam chưa hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc trung chuyển, bốc xếp hàng hóa tại khu vực cửa ngõ qua tuyến đường thủy nội địa…

Theo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, dịch vụ trung chuyển container quốc tế từ lâu đã trở thành chiến lược cạnh tranh quốc tế tại các quốc gia có biển. Tại Việt Nam, tỷ trọng hàng trung chuyển quốc tế còn khá thấp.

Chính vì thế, dự án cảng Cần Giờ là tiềm năng, dư địa quan trọng để nghiên cứu phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế. Việc hình thành một trung tâm dịch vụ logistics quy mô lớn dự kiến mang lại những tác động tích cực, lan tỏa, tạo điều kiện phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tài chính, các loại dịch vụ hàng hải… tại địa phương.

Đây là giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn của TPHCM, tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á, mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của khối dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Mẫu đàn ông nào thích hợp cho phụ nữ giỏi giang, thành đạt?
  • Diễn viên Julia Fox mặc như không ra phố
  • Phát triển thương mại Việt Nam
  • Hội nghị Bộ trưởng TPP tại Singapore
  • Cụ bà xin hiến xác khi còn sống trở về vỉa hè mưu sinh
  • Son Ye Jin báo tin vui sau 3 tháng kết hôn với Hyun Bin
  • 'Thương Tín suy sụp, chỉ còn da bọc xương'
  • VinaPhone cung cấp dịch vụ thanh toán cước phí trực tuyến
推荐内容
  • Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
  • Nâng tầm tiếng nói bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
  • Cơ hội xuất khẩu vật liệu xây dựng sang Trung Đông
  • Cục Thuế TP.HCM tuyên dương 197 tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế năm 2017
  • Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 11/2014
  • Doanh nghiệp Hungary tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam