【verona – atalanta】Loài vật chuyển giới sau khi va chạm
Những con ốc sên biển bám trên vỉa đá. Ảnh: Rachel Collin.
Nhiều động vật thay đổi giới tính ở một thời điểm sống,àivậtchuyểngiớisaukhivachạverona – atalanta thông thường sau khi đạt tới kích thước nhất định. Loài ốc sên biển (slipper limpet) ra đời với giới tính đực và trở thành con cái khi trưởng thành.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra khi hai con đực ở gần nhau và va chạm vào nhau, con lớn sẽ chuyển giới sớm hơn con nhỏ. Tiếp xúc thân thể chính là tác nhân khiến nó chuyển giới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Biological Bulletin vào đầu tháng 12.
Ốc sên biển nhiệt đới có tên khoa học là Crepidula cf. marginalis, sống dưới những vỉa đá ở vùng liên triều dọc bờ biển. Thức ăn của chúng là sinh vật phù du và các hạt trong nước. Loài vật này tập trung thành từng nhóm. Mỗi nhóm gồm con cái lớn và một hoặc hai con đực nhỏ hơn bám trên lớp vỏ con cái.
Ốc sên biển đực có dương vật tương đối lớn, đôi khi dài bằng cả cơ thể, nhô ra phía bên phải đầu. Bộ phận kéo dài này sẽ vươn ra và luồn xuống dưới lớp vỏ con cái để chạm đến cơ quan sinh dục. Khi một con ốc sên biển thay đổi giới tính, dương vật dần co lại, sau đó biến mất cùng với sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ. Các nhà khoa học cho rằng kiểu thay đổi giới tính này rất có lợi bởi con cái lớn có thể sản sinh nhiều trứng hơn trong khi con đực nhỏ vẫn tạo ra lượng tinh trùng dồi dào, hoạt động đòi hỏi ít năng lượng so với đẻ trứng.
Trong thí nghiệm, hai con đực khác biệt về kích thước được đặt trong những chiếc cốc nhỏ chứa nước biển. Ở một số cốc, chúng được chạm vào nhau, trong khi với những cốc còn lại, một tấm lưới ngăn cách giữa chúng nhưng vẫn cho phép nước chảy qua. Kết quả là con ốc sên biển lớn phát triển nhanh hơn và biến đổi thành con cái sớm hơn sau khi trải qua tiếp xúc.
Ốc sên biển là động vật chỉ cư trú ở một chỗ và có tầm nhìn kém. Do đó, các nhà khoa học cho rằng hành vi của chúng chịu ảnh hưởng của những chất hóa học trong nước. Nhưng nghiên cứu này cho thấy chúng có phản ứng mạnh mẽ hơn với hoạt động tương tác hay tín hiệu cơ thể.
"Tôi rất bất ngờ trước phát hiện này. Tôi từng nghĩ ốc sên biển chuyển giới dựa vào tín hiệu trong nước. Nhưng nghiên cứu tiết lộ chúng thực sự có phản ứng phức tạp khi tiếp xúc với nhau", Rachel Collin, nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonia, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo VnExpress
Nuôi cá trên sông lãi 600 triệu đồng/năm(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Ứng viên ĐBQH ở Trung ương phân bổ về địa phương theo nguyên tắc nào?
- ·11 cách tiêu tiền tiết kiệm của Warren Buffett
- ·Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao HĐBA Liên Hợp Quốc
- ·Năm 2024 đấu giá 10 khu đất phục vụ phát triển kinh tế
- ·Giá sách giáo khoa tăng cao, vì sao?
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·LÐLÐ quận Thốt Nốt biểu dương 40 cán bộ, đoàn viên công đoàn tiêu biểu
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Trang Nemo làm kinh doanh
- ·Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm tăng mạnh
- ·TP.HCM giao Thành phố Thủ Đức thu ngân sách nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đắc cử Chủ tịch nước, tuyên thệ nhậm chức
- ·Chân dung CEO mới của Intel: Được nhận vào Intel khi mới 18 tuổi dù không có bằng đại học
- ·Xã Hưng Hoà, huyện Bàu Bàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Thủ tướng cấm đầu cơ, trục lợi vật liệu cung cấp cho cao tốc Bắc – Nam