【so kèo nhà cái】Các thế hệ Campuchia không quên sự giúp đỡ của Việt Nam
Nhân dân Campuchia luôn ghi nhớ công ơn của quân tình nguyện Việt Nam - Đó là câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc tiếp xúc với các lưu học sinh Campuchia đang học tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình về tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
35 năm qua,ácthếhệCampuchiakhôngquênsựgiúpđỡcủaViệso kèo nhà cái kể từ khi đất nước được hồi sinh, Chính phủ và nhân dân Campuchia luôn khắc ghi công lao, tình cảm và sự hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam.
Theo học tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình từ năm 2010 với chuyên ngành bác sỹ đa khoa, cả ba bạn Ry Borin, Boso Thea và Hin Sopheak đều là thế hệ được sinh ra sau này, nhưng qua lịch sử, qua người thân, họ đều cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của việc thoát khỏi chế độ diệt chủng. Đặc biệt, trong thời bình, việc giúp đỡ của Việt Nam càng làm mối quan hệ giữa hai nước trở nên tốt đẹp hơn.
Sinh năm 1990 tại tỉnh Kandal, Ry Borin, Trưởng đoàn lưu học sinh tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình bày tỏ biết ơn sự giúp đỡ của Việt Nam, đặc biệt là quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Ry Borin cho biết: Từ bé em đã được nghe bố mẹ, hàng xóm, cô giáo kể về việc quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ, sát cánh để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Ry Borin được nghe kể lại rằng, quân tình nguyện Việt Nam đã đồng cam cộng khổ, tận tình giúp đỡ nhân dân Campuchia, chăm sóc người già, trẻ em chu đáo. Những năm chiến tranh, quân tình nguyện Việt Nam đã quên mình chiến đấu vì sự sống của nhân dân Campuchia. Rất nhiều người đã ngã xuống để đất nước Campuchia hồi sinh.
Ry Borin cho biết thêm, ông nội và bà ngoại của em cũng bị giết trong thời kỳ đó. Đến nay, những người thân của em vẫn không quên những ký ức đau buồn và luôn nói với em rằng nếu không có quân tình nguyện Việt Nam thì sẽ không có đất nước Campuchia như ngày hôm nay. Bố em còn nói rằng, nghĩa cử cao đẹp ấy mãi in đậm trong tâm trí thế hệ những người dân Campuchia.
Cùng chia sẻ, Boso Thea (sinh năm 1992) và Hin Sopheak (sinh năm 1990) cho biết, các em đã được nghe ông, bà, bố, mẹ và thầy cô giáo kể lại sự hy sinh anh dũng của rất nhiều chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến đấu giúp nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng. Quân tình nguyện Việt Nam còn giúp nhân dân Campuchia xây dựng lại nhà cửa, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Cô giáo còn kể, bộ đội Việt Nam được nhân dân Campuchia gọi với cái tên rất đỗi thân thương, ngưỡng mộ "Đội quân nhà Phật."
Về chuyện học tập của mình, Ry Borin cho biết, được học tập tại Việt Nam, các lưu học sinh Campuchia đều cảm nhận được tình cảm tốt đẹp của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.
Các lưu học sinh khi học tập tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình luôn được tạo điều kiện tốt, các thầy cô giáo giảng dạy nhiệt tình, kịp thời giúp đỡ những lúc khó khăn nên việc học tập, nghiên cứu được thuận lợi, hiệu quả.
Các thầy cô cũng luôn dành tình cảm yêu quý, thân thương, trân trọng nhất với lưu học sinh. Đó là ở trên giảng đường, còn trong cuộc sống sinh hoạt, chúng em cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi. Các lưu học sinh được ở trong một khu ký túc xá vừa được xây mới, rất khang trang và tiện nghi. Điều đó giúp các lưu học sinh Campuchia yên tâm, phấn đấu học tập để có kết quả tốt, sau này tốt nghiệp trở về xây dựng đất nước Campuchia phát triển hơn. Ry Borin còn nói rằng, em coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình.
Hai bạn Boso Thea và Hin Sopheak bày tỏ, trước khi sang Việt Nam học, các em được nghe giới thiệu về truyền thống văn hóa, về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Điều đó đã giúp các em yên tâm, tin tưởng khi rời xa quê hương đi học. Và quả thực, trong lúc các em đang bỡ ngỡ, các bạn sinh viên Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ các bạn hòa nhập với môi trường mới, nhanh chóng ổn định để học tập. Những việc làm nghĩa tình của các bạn sinh viên Việt Nam xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống hai nước đã góp phần tô thắm hình ảnh Việt Nam trong lòng nhân dân Campuchia.
Đánh giá về các lưu học sinh Campuchia đang theo học tại trường, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trưởng Ban quản lý lưu học sinh Lào và Campuchia cho biết: Trường bắt đầu đào tạo các lưu học sinh Campuchia từ năm 1987 và đã có 300 em tốt nghiệp trở về nước công tác. Hiện nay, có 247 em đang theo học chuyên ngành bác sỹ đa khoa tại trường.
Thầy Tiến khẳng định, các thế hệ cán bộ, đội ngũ các thầy cô luôn dành tình cảm yêu quý, thân thương, trân trọng nhất với lưu học sinh. Đây là tình cảm xuất phát từ trái tim của mỗi cán bộ, giảng viên của trường.
Thầy Tiến đánh giá cao tính cần cù, chịu khó, biết vượt qua khó khăn của học viên Campuchia. Thầy cho biết thêm, các lưu học sinh Campuchia sau khi học xong trở về nước đã phát huy được những kiến thức đã học, góp phần phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Campuchia.
Thầy Tiến kể: "Trong chuyến công tác tại Campuchia tháng 6/2013, tôi đã được gặp lại những lưu học sinh đã từng học tập dưới mái trường Đại Y Dược Thái Bình. Tất cả các lưu học sinh đều bày tỏ tình cảm tốt đẹp nhất dành cho các thầy cô giáo của trường và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ diệt chủng; qua đó góp phần tiếp tục vun đắp tình hữu nghị hai nước láng giềng Việt Nam-Campuchia ngày càng tốt đẹp."
Các bạn lưu học sinh đều khẳng định, sau khi về nước sẽ đưa những kiến thức đã được học tập tại Việt Nam để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Campuchia được tốt hơn, góp phần phát triển hơn nữa ngành y tế Campuchia.
Các em cũng sẽ kể với người thân, bạn bè và nhân dân Campuchia về một đất nước Việt Nam tươi đẹp với truyền thống lịch sử hào hùng, người Việt Nam hiền hòa và mến khách, mong tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:La liga)
- ·Điên người vì mẹ chồng thích lợi dụng, 'bòn rút' con dâu
- ·Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm lãnh tổng 44 năm tù
- ·Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- ·Gã đàn ông bị bắt sau 9 năm trốn truy nã sang Lào
- ·Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 4
- ·Đi với vận tốc trên 80km/h đến 100km/h phải giữ khoảng cách an toàn thế nào?
- ·Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải mất tiền?
- ·Khởi tố tài xế xe khách đẩy CSGT rồi tăng ga bỏ chạy ở Hải Dương
- ·Mếu dở vì vợ tìm đủ cách đủ chiêu giữ chồng
- ·Vay hơn 6 tỷ rồi 'cao chạy xa bay', giám đốc công ty xây dựng lĩnh 16 năm tù
- ·Báo VietNamNet thay giao diện
- ·Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải mất tiền?
- ·Người yêu nhờ tìm việc, nam thanh niên bán ra nước ngoài với giá 90 triệu đồng
- ·Thấy người yêu làm ở quán karaoke đến khuya, gã trai rủ bạn đánh khách tử vong
- ·Nước của rồng
- ·Nam thanh niên ở Đắk Lắk đâm bạn nhậu tử vong rồi đi uống rượu tiếp
- ·Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ nhận 1 triệu USD, xe Mercedes từ Xuyên Việt Oil
- ·Khởi tố Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Dược Bảo Châu
- ·Phàn Láo Tả về nhà chờ chết, nếu không được mổ tim
- ·Đi với vận tốc trên 80km/h đến 100km/h phải giữ khoảng cách an toàn thế nào?