【đội hình rcd mallorca gặp real madrid】Than đá nhập khẩu tăng chóng mặt gần 12 triệu tấn
Cơ cấu thị phần về sản lượng than đá nhập khẩu của các thị trường chính. Biểu đồ: T.Bình. |
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy,đánhậpkhẩutăngchóngmặtgầntriệutấđội hình rcd mallorca gặp real madrid nửa đầu tháng 7, cả nước chi 191 triệu USD, nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn than đá.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, cả nước nhập tới gần 23 triệu tấn than đá với tổng kim ngạch gần 2,17 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm 2018, lượng than đá nhập khẩu tăng gần 12 triệu tấn, tương đương tăng 108%; trong khi kim ngạch tăng thêm 69,5%.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng lớn hơn kim ngạch có thế thấy trị giá bình quân mỗi tấn than nhập khẩu năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, trị giá bình quân nhập khẩu (chưa thuế) những tháng đầu năm 2019 đạt gần 95,2 USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái là hơn 117 USD/tấn.
Đáng chú ý, sản lượng than đá nhập khẩu đến 15/7 đã vượt tổng sản lượng nhập khẩu của cả năm 2018 gần 57 nghìn tấn.
Xét theo thị trường, Indonesia, Australia, Nga và Trung Quốc là 4 nhà cung cấp than đá lớn nhất của Việt Nam.
Trong đó, Indonesia giữ vị trí số 1. Riêng tháng 6 (cập nhật theo thị trường mới nhất của Tổng cục Hải quan đến tháng 6/2019-PV) cả nước nhập hơn 1 triệu tấn than đá từ quốc gia Đông Nam Á này, với trị giá đạt 68,6 triệu USD.
Tính trong 6 tháng đầu năm các con số này lần lượt là 7,345 triệu tấn, tổng kim ngạch 461,7 triệu USD.
Trong khi đó, từ đầu năm đến hết tháng 6, cả nước nhập 7,07 triệu tấn than đá từ Australia, tổng kim ngạch 769,5 triệu USD.
Thị trường Nga cung cấp 3,676 triệu tấn, tổng kim ngạch 325,2 triệu USD; thị trường Trung Quốc gần 590 nghìn tấn, tổng kim ngạch 177,7 triệu USD.
Hiện nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp hơn nhiều do đó vấn đề nhập khẩu than tiếp tục tăng là điều dễ nhận thấy.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch phát triển điện VII, theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, năm 2020, nước ta phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất.
Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW, và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%, với tổng công suất lên đến gần 76.000 MW, lớn hơn tổng công suất toàn bộ các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2020.
Trong khi đó, theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 (theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016), nhu cầu than dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn vào năm 2020 và lên đến 131,1 triệu tấn vào năm 2030.
Tuy nhiên, cũng trong quy hoạch này, sản lượng khai thác than trong nước được tính toán chỉ đạt từ 47 đến 50 triệu tấn vào năm 2020 và 55 đến 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi nguồn than khai thác còn phải dành cho nhiều lĩnh vực khác như luyện kim, xi măng, phân bón và hóa chất, các đối tượng tiêu thu khác. Riêng 4 nhóm đối tượng này cũng được ước tính cần 25,5 triệu tấn than vào năm 2030.
Như vậy, có thể thấy, tổng nhu cầu sản lượng than cả nước vào năm 2030 lên đến gần 157 triệu tấn, trong khi năng lực khai thác trong nước chỉ được tối đa 57 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than vào năm 2030.
(责任编辑:La liga)
- ·Từ hôm nay, dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách trong vận tải hành khách
- ·Bộ GTVT, Lao động
- ·Bộ GTVT, Lao động
- ·Chủ tịch UBND Hà Nội bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 17 lãnh đạo Sở ngành
- ·Kiến nghị xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice
- ·Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
- ·Lại thêm một “tiếng nói lạc điệu” cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam
- ·Ai Cập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư
- ·‘Doanh nghiệp phải tiên phong trong việc ứng dụng KHCN, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo’
- ·Hội Phụ nữ Việt Nam
- ·BHXH Việt Nam cung cấp 100% các dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục hành chính
- ·Tìm thấy người cuối cùng trong nhóm nhập cảnh trái phép liên quan ca bệnh 1451
- ·Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Angola
- ·Luôn tạo điều kiện cho đồng bào có đạo thực hiện tốt việc tu hành chân chính
- ·Xuất khẩu dệt may ‘vượt khó’ tăng trưởng ấn tượng
- ·Nhật Bản kêu gọi doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sang Việt Nam
- ·Tái cơ cấu nền kinh tế 2021
- ·Phát triển điện gió tại Việt Nam cần tính đến nhiều yếu tố tổng thể
- ·Có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết
- ·Chia sẻ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch