会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá giải hạng nhất việt nam】Nhà báo Liệt sĩ Nguyễn Mai!

【kết quả bóng đá giải hạng nhất việt nam】Nhà báo Liệt sĩ Nguyễn Mai

时间:2024-12-23 12:13:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:557次

Báo Cà MauNhà báo Nguyễn Mai tên khai sinh Phan Trường Thọ, tên thường dùng Hai Thọ, sinh năm 1931, quê quán ấp Rạch Bần, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời (huyện Châu Thành cũ), tỉnh Cà Mau.

(Kính tặng hương hồn Nhà báo Liệt sĩ Nguyễn Mai hy sinh mùa xuân 1970; truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân năm 2011)

Nhà báo Nguyễn Mai tên khai sinh Phan Trường Thọ, tên thường dùng Hai Thọ, sinh năm 1931, quê quán ấp Rạch Bần, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời (huyện Châu Thành cũ), tỉnh Cà Mau.

Cha là cụ Phan Văn Minh, lãnh tiêu thụ Báo Bạn Dân, Báo Chiến Ðấu - cơ quan tranh đấu bí mật của Ðảng Cộng sản Ðông Dương và tham gia các hoạt động chống Pháp nên ông bị giặc bắt giam nhiều lần. Ông Hà Văn Thiệu (thuộc Ðảng Cộng sản Ðông Dương), tiến sĩ triết học và văn chương ở Ðức về, bí mật hoạt động chống Pháp bằng nghề ký giả, làm thầy dạy học cho Nguyễn Mai lúc còn nhỏ. Theo Nhà báo Nguyễn Mai thì người cha và người thầy này để lại tuổi thơ của ông nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ðó là hai tấm gương sáng soi đường, dẫn dắt ông theo con đường cách mạng và cho ông những suy tưởng ban đầu về công việc cầm bút khi tuổi còn rất trẻ.

Tượng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Nhà báo Liệt sĩ Nguyễn Mai được đặt trang trọng trong khuôn viên Toà soạn Báo Cà Mau.     Ảnh: THANH CHI

Gia đình sống trên tuyến hành lang ven thị trấn Cà Mau, thường xuyên chứng kiến hành động giặc đàn áp, bắn giết đồng bào, gây ra bao cảnh tóc tang cho làng xóm. 14 tuổi, Phan Trường Thọ tham gia chống Pháp nhiệt thành, sôi nổi. Năm 1945 làm liên lạc mang công văn, thư từ từ quận đến các xã, từ các xã về quận, làm du kích mật đánh giặc trên các đường phố thị trấn Cà Mau, làm cán bộ điều tra công an quận. Hiệp định đình chiến 1954 ký kết, Phan Trường Thọ được đưa vào Tiểu đoàn 307 làm nhiệm vụ trinh sát vào tiếp thu thị trấn Cà Mau và làm ở phòng cảnh binh. Sau chuyến tàu tập kết cuối cùng Phan Trường Thọ được Ðảng phân công ở lại miền Nam, phụ trách Văn phòng Quận uỷ Cà Mau. Năm 1956, Phan Trường Thọ được Ðảng điều đến TP Sài Gòn (thủ đô của chế độ Mỹ - Diệm) hoạt động công khai, làm nghề ký giả. Cuối năm 1959, cơ quan mật vụ Sài Gòn phát lệnh truy nã ký giả Phan Trường Thọ nên tổ chức đưa ông về chiến khu. Năm 1960, Phan Trường Thọ được tổ chức đưa về làm phóng viên Báo Cà Mau giải phóng.

 

***

Từ chỗ làm nhiệm vụ giao liên, du kích mật đường phố, cán bộ cảnh binh, cán bộ điều tra, cán bộ văn phòng… nhưng khi đặt chân đến trung tâm sào huyệt của địch - thủ đô Sài Gòn, Phan Trường Thọ tìm ra cho mình một lối rẽ và lối rẽ đó trở thành bước ngoặt: một ký giả - một nhà báo cách mạng chuyên nghiệp. Nhà báo Nguyễn Mai tâm sự: Khi đặt chân đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng, chỉ có làm nghề báo thì mới có điều kiện ca ngợi thành quả cách mạng, ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của Nhân dân. Ðồng thời, báo chí là vũ khí sắc bén trực tiếp vạch mặt thối nát, tàn bạo của chế độ Mỹ nguỵ kịp thời và hiệu quả cao nhất.

Phan Trường Thọ vào nghề ký giả bằng cách “vừa học vừa làm”. Với quyết tâm cao cộng với sự thông minh, trong thời gian rất ngắn ông trở thành một ký giả tài năng, có uy tín cao trong độc giả. Tuy nhiên, công việc hoạt động báo chí của ông được sự “chăm sóc đặc biệt” của cơ quan thông tin và cơ quan mật vụ của Sài Gòn, chúng không bỏ sót bản tin, bài viết nào của ông xuất hiện trên báo. Mặc dù ông thay đổi bút danh liên tục hoặc bài vở đăng tờ báo này bị nhà cầm quyền theo dõi phát hiện thì ông đưa bài vở đăng tờ báo khác.

Thời gian làm báo ở Sài Gòn bài viết của ông đăng trên hơn 10 tờ báo khác nhau. Bài “Phải bãi bỏ quân sự hoá chính quyền” và bài “Nói hay câm?” nội dung tố cáo hành động phát xít của Mỹ - Diệm (đăng Báo Thời Luận), bài “Chung quanh lời tuyên bố của tên Nguyễn Trân" (Tỉnh trưởng Mỹ Tho đòi ra Hà Nội tranh luận chủ nghĩa cộng sản với Cụ Hồ) nội dung vạch mặt ngu dốt, khoác lác, láo xược của hắn; bài “Cháy”; bài “Cặn bã”; bài “Nửa đêm” (đăng nhật báo Tân Dân và tuần báo Sông Hương); bài “Kiếp nghèo”; bài “Bề trái của Sài Gòn”; bài “Hai bà cháu”; bài “Heo báo thù” nội dung nói lên sự tối tâm, thối nát, bất công trong chế độ Mỹ - Diệm (đăng báo Tiếng Chuông); bài “Nhớ người dũng cảm”; bài “Tình yêu nước”; bài “Cửa Bà Khoai”; bài “Aclorsini ở Rau Dừa” nội dung ca ngợi tinh thần chiến đấu của Nhân dân trong kháng chiến chống Pháp (trong tuần báo Nhân Loại)…

Thời kỳ làm ký giả ở Sài Gòn, trong cặp tài liệu Phan Trường Thọ để lại nhiều trang bản thảo (viết tay) là những bài phê bình một số tờ báo có nội dung phản động; phê bình một số tác phẩm văn học nghệ thuật chạy theo ngoại lai, giật gân, câu khách; phê bình một số tác giả cho ra đời một số tác phẩm nội dung trái với văn hoá truyền thống và phản động hại dân, hại nước.

Hơn 4 năm đương diện với trung tâm đầu não chế độ độc tài phát xít Mỹ - Diệm (thủ đô Sài Gòn) với khí phách kiên cường, Phan Trường Thọ biến ngòi bút thành vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù không khoan nhượng. Ðồng thời, với lòng quyết tâm và sự khôn khéo, Phan Trường Thọ lèo lách công khai ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tinh thần yêu nước, thành quả kháng chiến của Nhân dân bằng những bài báo đầy tâm huyết, sức thuyết phục cao với độc giả.

***

Bị nhà cầm quyền truy nã, cuối năm 1959, Phan Trường Thọ được tổ chức đưa về chiến khu làm phóng viên Báo Cà Mau giải phóng, với bút danh Nguyễn Mai. Trong quyển sách “Tác giả - Tác phẩm Nguyễn Mai” giới thiệu: Về Báo Cà Mau giải phóng, Nhà báo Nguyễn Mai rất khoẻ, viết nhiều thể loại: phóng sự, bút ký, hồi ký, tuỳ bút, truyện ngắn, mẩu chuyện, tất cả các thể thơ: trữ tình, trào phúng, châm biếm, đả kích… Thể loại nào Nhà báo Nguyễn Mai cũng viết nhiều, mạnh tay, đạt chất lượng cao, nội dung bám sát nhiệm vụ, mục tiêu chống Mỹ cứu nước, thể hiện quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”.

Nhà báo Nguyễn Mai dành mọi thời gian cho hoạt động nghề nghiệp: tâm huyết, cần cù, sáng tạo, không biết mệt mỏi, không ngại gian khổ, hy sinh. Trong bão đạn mưa bom, rong ruổi trên chiếc xuồng be tám, với chiếc cà vung đựng quần áo, cái thùng sắt đựng tài liệu, bản thảo và khẩu súng cạc-bin… là hành trang Nhà báo Nguyễn Mai đi khắp các chiến trường đến mọi làng quê, có mặt trong các chiến dịch, các trận phục kích, công đồn. Sự cần cù, dũng cảm ấy làm cho ngòi bút của Nhà báo Nguyễn Mai có sức sáng tạo lớn: Lượng tác phẩm dồi dào phong phú, đạt chất lượng cao, giàu sức chiến đấu, hấp dẫn, tính thuyết phục cao, cổ vũ niềm tin, động viên mạnh mẽ sức người, sức của cho kháng chiến.

Là phóng viên, Nhà báo Nguyễn Mai đi thực tế nhiều nhất, nộp tin, bài cho toà soạn nhiều nhất, bài vở hoàn chỉnh, sạch sẽ nhất, ít có trường hợp Ban Biên tập sửa chữa, cắt xén. Nhà báo Nguyễn Mai có một phong cách làm báo riêng biệt. Trong chiến tranh ác liệt, Nhà báo Nguyễn Mai thường đến những ngôi nhà dân tản cư hoặc cất cái chòi nhỏ sau vườn để tự ăn ở, sinh hoạt, viết bài. Khi toà soạn có hội họp hoặc cần nộp bài ông mới về cơ quan. Trên đường đi công tác, khi cần viết tin bài, Nhà báo Nguyễn Mai cũng tìm những ngôi nhà dân bỏ trống hoặc tìm những ngôi chùa, ngôi miếu hoặc tìm những lùm cây rậm rạp để giăng võng… Nhà báo Nguyễn Mai nói rằng làm vậy tránh phiền hà người khác và để mình tự do suy nghĩ viết lách có chất lượng hơn.

Hơn 10 năm làm báo kháng chiến, mặc dù thời gian và bom đạn phá huỷ rất nhiều, nhưng vào những năm 1990… Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau sưu tầm gần 500 tác phẩm Nguyễn Mai. Dù in trên các báo ở Sài Gòn hay in trên báo kháng chiến, tác phẩm Nhà báo Nguyễn Mai đều tỏ rõ thái độ rõ ràng và kiên định lập trường cách mạng, đứng về Nhân dân tấn công kẻ thù nhằm mục tiêu đánh đổ chế độ độc tài phát xít Mỹ - nguỵ, vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Tác phẩm của Nhà báo Nguyễn Mai có một đặc điểm đáng quý là nhiều người đọc thuộc lòng, có rất nhiều người dân vùng giải phóng và nhiều cán bộ, chiến sĩ… thuộc thơ trữ tình, thơ trào phúng, thơ châm biếm, có người đọc thuộc lòng những truyện ngắn; riêng truyện ngắn “Mối tình năm cũ” như một thông điệp sống của tuổi trẻ trong chiến tranh, tỷ lệ lớn thanh niên nam, nữ vùng giải phóng thuộc lòng. Tác phẩm tuỳ bút “Ðêm tàn” Nhà báo Nguyễn Mai đi thực tế và viết vào những ngày Tết Nguyên đán năm 1970, đó là nỗi đau và là sự kiên gan của đồng bào trong sự đoạ đày xích sắt, xiềng gông; đó là sự báo trước chế độ độc tài phát xít Mỹ - Diệm đến ngày diệt vong; đó là niềm tin, là viễn cảnh hào hùng của Nhân dân thị xã Cà Mau vùng lên quét sạch quân thù.

Nhà báo Nguyễn Mai yêu khẩu súng cạc-bin như yêu cây bút, chăm sóc khẩu súng như người yêu. Thường ngày xong công việc viết lách ông đem khẩu cạc-bin và mấy băng đạn ra lau chùi sạch bóng, đêm ngủ khẩu súng luôn nằm cạnh. Nhà báo Nguyễn Mai tài xạ thủ “bá phát bá trúng”, hễ mang khẩu súng ra vườn, ra đồng… về, trên tay ông xách một xâu chim cò. Anh em bạn bè ca ngợi ông bắn chim cò tài giỏi. Nhiều lần Nhà báo Nguyễn Mai nói với họ lời thanh minh: “Không phải đâu các bạn! Bắn chim cò là để mình luyện tay nghề - chim cò đâu phải mục tiêu - mục tiêu của cây súng này là đám lính ác ôn kìa!”.

Nhà báo Nguyễn Mai nộp cho toà soạn bài tuỳ bút “Ðêm tàn” cho tờ báo sau Tết Nguyên đán. Khi tác phẩm ấy chưa kịp lên khuôn và không khí ngày Tết vẫn còn thì ông thực hiện chuyến khởi hành mới, đi thực tế ra tuyến vùng kềm Thạnh Phú, Rạch Rập… để phản ánh không khí đón Tết của đồng bào. Một mình Nhà báo Nguyễn Mai chèo chiếc xuồng be tám trên mương lộ xe, vừa đến đoạn giữa Rau Dừa - Cái Rắn, nơi tiếp giáp xã Hưng Mỹ với xã Phú Hưng, bỗng trên bầu trời xuất hiện hai đoàn máy bay trực thăng quần đảo và mỗi lúc càng xuống thấp. Tiếng động cơ gầm rú và tiếng cánh quạt khuấy động bầu trời của gần 20 chiếc trực thăng cuốn hút rừng cây, đồng cỏ, mọi vật… như muốn đưa tất cả vào không trung. Biết giặc sắp đổ quân, Nhà báo Nguyễn Mai nhận nước chiếc xuồng ém dấu dưới mương lộ rồi bám vào cái bờ đìa bên cạnh cánh đồng Trảng Ráng, nơi có cây cối rậm rạp để đánh giặc…

Vừa đến nơi thì xuất hiện trước mặt Nhà báo Nguyễn Mai một cánh quân giặc rượt đuổi nhã đạn vào tốp thanh niên đang chạy tán loạn trên cánh đồng và ông nhìn thấy ở dốc bờ kế bên một toán giặc tràn vào căn chòi rượt đuổi chị phụ nữ, chúng toan dở trò hãm hiếp. Tiếng chị phụ nữ kêu gào thất thanh, thảm thiết, tuyệt vọng… Nhà báo Nguyễn Mai nghe rõ từng tiếng... Như có ai bồng xốc Nhà báo Nguyễn Mai đứng thẳng lên bờ, ông giương khẩu cạc-bin nhằm vào cánh quân giặc siết cò liền lạc 4 băng đạn. Khi hết đạn Nhà báo Nguyễn Mai đập khẩu súng gãy lìa. Hàng trăm tên giặc tràn đến… Nhà báo Nguyễn Mai hy sinh giữa buổi sáng ngày 11/2/1970.

Trận đánh của Nhà báo Nguyễn Mai với hàng trăm tên giặc không nắm được bao nhiêu tên giặc ác ôn đền nợ máu. Trận địa vừa ngưng tiếng súng, hàng chục chiếc trực thăng hạ xuống trận địa rước quân. Trận càn quy mô cấp tiểu đoàn của bọn Tiểu khu An Xuyên kết thúc.

Ðó là tác phẩm cuối cùng, tác phẩm về đề tài thiêng liêng, cao cả: hiến dâng cuộc đời cho Ðảng, cho cách mạng, cho Nhân dân. Nhà báo Nguyễn Mai sáng tạo tác phẩm đó bằng máu của mình.

Tinh thần chiến đấu quả cảm và sự hy sinh oanh liệt của Nhà báo Nguyễn Mai để lại trong lòng Ðảng bộ, Nhân dân và đồng nghiệp giới báo chí tỉnh Cà Mau niềm tự hào, kính yêu vô hạn.

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 1 trường THPT ở thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước), 1 trường THCS ở xã Khánh Tiến (huyện U Minh) mang tên Nguyễn Mai; có một con đường của TP Cà Mau mang tên Nguyễn Mai; giải thưởng báo chí cấp Nhà nước tỉnh Cà Mau định kỳ 5 năm mang tên Nguyễn Mai. Ðặc biệt, ngày 30/1/2011, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho Nhà báo Liệt sĩ Nguyễn Mai./.

Phạm Văn Tri

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Gửi em từ đảo Trường Sa
  • Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam
  • Ví điện tử Moca khuyến nghị người dùng xác thực thông tin để tăng cường bảo mật
  • TP. Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Rạch Chiếc
  • Con trên 3 tuổi, ly hôn mẹ muốn nuôi thì phải có điều kiện gì?
  • Nhiệm kỳ Chính phủ: Bước tiến lớn về cải cách thể chế
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • 1.985 tỷ đồng đầu tư xây cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam
推荐内容
  • Đói cơm, thiếu thuốc biết nhờ cậy ai!
  • Nga và Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm tiêu diệt khủng bố
  • Siêu ưu đãi lên tới 24 tỉ đồng, Vincom thu hút hàng nghìn khách hàng tới săn sale Black Friday
  • Căn hộ chung cư bị “thổi” giá… trên trời
  • Ba năm mang bệnh con kiệt sức, cha mẹ kiệt quệ
  • Cao Bằng đề nghị bố trí vốn xây cầu đường bộ II Tà Lùng