会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của câu lạc bộ le havre】Tìm giải pháp “giữ cánh” cho hàng không Việt!

【thứ hạng của câu lạc bộ le havre】Tìm giải pháp “giữ cánh” cho hàng không Việt

时间:2024-12-23 17:28:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:166次
Tạm dừng nhập cảnh hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam: Nỗ lực tăng trưởng và đóng góp ngân sách
Hàng không: Sức hút khổng lồ từ thị trường tiềm năng
Hàng không Việt Nam đang phát triển thế nào?ìmgiảiphápgiữcánhchohàngkhôngViệthứ hạng của câu lạc bộ le havre

Cần khoảng 250 tỷ USD để phục hồi

Tại Việt Nam, riêng tháng 5 và tháng 6, doanh thu ngành hàng không Việt Nam giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 100% so với năm 2019, trong khi, để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày. Tính tới tháng 6/2021, nợ ngắn hạn của 3 hãng hàng không (Vietnam Airlines, VietJet Air và Bamboo Airways) ước tính lên tới 36.000 tỷ đồng, trong đó khoản nợ của Vietnam Airlines là 20.000 tỷ đồng.

Thấu hiểu những khó khăn của ngành hàng không trong nước trước những tác động nghiêm trọng của đại dịch covid-19, hàng loạt những chính sách về miễn giảm thuế, phí đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành triển khai nhằm hỗ trợ các hãng bay có thêm nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, cũng chỉ có Vietnam Airlines (hãng hàng không quốc gia Việt Nam) nhận được gói cứu trợ trị giá 4.000 tỷ đồng - một phần trong gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020 theo hình thức tái cấp vốn.

Còn đối với các hãng hàng không tư nhân, dù đã cố gắng “giật gấu vá vai”, cân đối các khoản chi tiêu để cầm cự, nhưng đến nay cũng đều cạn kiệt dòng tiền. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại và các giải pháp tài chính khác vào lúc này đều khó khả thi nếu không có một cơ chế đặc biệt.

Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến về “Giải pháp cấp bách về vốn để "giữ cánh" cho hàng không Việt” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức ngày 2/8, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, Singapore… đã tung các gói hỗ trợ hãng hàng không thông qua các giải pháp như bảo lãnh cho vay hoặc trực tiếp cho vay để cứu các hãng bay trước bờ vực phá sản. Nhiều tính toán gần đây cho thấy, các hãng hàng không cần khoảng 250 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi.

Tìm giải pháp “giữ cánh” cho hàng không Việt
Cần chính sách phải rõ ràng để các ngân hàng dựa vào đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hàng không tiếp cận vốn vay. Ảnh: VNA.

Giải cứu thế nào?

Là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, ngành hàng không rất cần có một chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ, theo ông Bùi Doãn Nề, ngay từ khi có dịch, ngành hàng không đã có nhiều giải pháp tự cứu lấy mình. Doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận thực chất và chuyển đổi hình thức kinh doanh sao cho tối ưu nhất. Khó khăn hay rủi ro tiềm ẩn đối với doanh nghiệp đều được chúng tôi báo cáo tới Chính phủ. Nhưng quả thật vấn đề vốn đang rất nan giải.

Trong đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây, VietJet và Bamboo mong muốn được cho phép áp dụng cơ chế tái cấp vốn từ 4.000 – 5.000 tỷ đồng, thời hạn giống như khoản tín dụng đã cho Vietnam Airlines vay.

Cũng theo ông Bùi Doãn Nề, đối với Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, chúng tôi đề nghị có gói tín dụng ưu đãi, mức lãi suất giảm khoảng 4% so với mức lãi suất vay thương mại, thời hạn 3-5 năm để các hãng duy trì được nguồn lực. Thực ra, ngân hàng còn vốn, doanh nghiệp thì cần vay. Tuy nhiên, vay như nào để đảm bảo an toàn thì cần phải có cơ chế chính sách. Mà chính sách phải rõ ràng để các ngân hàng dựa vào đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hàng không tiếp cận vốn vay. Lĩnh vực hàng không có cả sự cạnh tranh quốc tế, nếu doanh nghiệp không thể phục hồi nhanh, chớp lấy thời cơ sớm thì sẽ rất thiệt thòi.

Còn theo TS. Nguyễn Sỹ Hưng, nguyên Chủ tịch Vietnam Airlines, hiện nay, Nhà nước đang chiếm cổ phần chi phối ở Vietnam Airlines (86%). Do đó, những giải pháp đối với Vietnam Airlines rất khó có thể áp dụng được với doanh nghiệp hàng không tư nhân. Tuy nhiên, với vai trò quản lý, Nhà nước có thể tạo hành lang pháp lý, các cơ chế chính sách, nghị định, thông tư để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Theo đó, để hỗ trợ doanh nghiệp hàng không, tôi cho rằng cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính. Thứ nhất, SCIC có thể đầu tư vào các hãng hàng không tư nhân, sau này doanh nghiệp phát triển thì coi như đầu tư hiệu quả. Thứ hai, doanh nghiệp hàng không cần tái cơ cấu lại ngành nghề, phương tiện. Cụ thể, đối với hàng không là đội bay, chiếm một tỷ lệ vốn cực kỳ lớn.

Thứ ba, khi phê duyệt chiến lược hàng không nói chung cũng như từng hãng bay, Nhà nước cần có cái nhìn tổng thể lâu dài, phải đề phòng kịch bản xấu chứ không thể để mãi mãi ở thế bị động, khi xảy ra rồi mới bắt đầu đi tìm giải pháp để sửa chữa luật, thông tư.

Theo các chuyên gia, hàng không gánh vác trọng trách rất to lớn, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn nắm giữ vị trí trọng yếu trong các vấn đề chính trị, quân sự và đảm bảo chủ quyền quốc gia. Thời điểm trước dịch, theo số liệu thống kê và báo cáo của các doanh nghiệp, tính riêng Vietnam Airlines, Vietjet, ACV, VATM, có tới bốn vạn cán bộ, nhân viên, tạo ra doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng/năm.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chị lâm bệnh nặng gửi chồng cho em gái sống thoáng
  • Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GD&ĐT
  • Một số vụ việc buôn lậu  do Hải quan bắt giữ trong mùa dịch Covid
  • Nga và Ukraine trao đổi thi thể binh sĩ, 80% thành phố Izium bị phá hủy
  • Tham quan mô hình điểm 1 triệu hécta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
  • Khởi động dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại cho hộ nghèo
  • Nga đẩy lùi tập kích UAV ở Crưm, Mỹ chuẩn bị giải ngân 4,5 tỷ USD cho Ukraine
  • Trung Quốc khẳng định sẽ điều chỉnh lại chính sách về Covid
推荐内容
  • Giá xăng dầu hôm nay 27/4/2024: Hướng đến mốc 90 USD/thùng
  • NHNN: Gói 30 nghìn tỷ sẽ hoàn tất giải ngân vào ngày 31/12
  • Lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội 4,8%/năm
  • Lãnh đạo Mỹ
  • Trên công trình trọng điểm đường Vành đai 3 TP.HCM
  • Hình ảnh cuộc sống ở Bắc Kinh đình trệ vì phong tỏa chống Covid