【bd bxh nha】Vào TPP, rau quả tự tin, chăn nuôi chịu nhiều sức ép
Ảnh: Internet |
Xuất khẩu rau quả nhiều triển vọng
Theo TS. Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngay từ năm 2004, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới việc xuất khẩu hoa quả vào những thị trường “khó tính” vốn có yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa.
Tại thị trường Mỹ, chúng ta đã xuất khẩu được 4 loại trái cây là thanh long, chôm chôm, nhãn, vải. Dự kiến tới đây sẽ xuất khẩu quả vú sữa vào Mỹ. Còn với thị trường Nhật Bản là quả xoài và thanh long; thị trường Australia là quả thanh long, vải, xoài, đã có chỗ đứng.
Ông Đạt cũng cho biết hầu hết các thị trường “khó tính” đều là các nước tham gia TPP. Các mặt hàng rau quả xuất khẩu tới thị trường các nước là thành viên của TPP đều tăng đều qua các năm, giá trị thu được cao hơn 4-6 lần so với thị trường thông thường.
Do đã quen với thị trường của nhiều nước là thành viên của TPP nhiều năm qua, nên trong thời gian tới, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu rau quả Việt Nam rất tự tin với nhiều triển vọng mới.
Những thành công bước đầu từ việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang các thị trường “ khó tính” sẽ tạo tiền đề tốt cho nhiều mặt hàng nông sản khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành trồng trọt Việt Nam muốn phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, cần phải có những giải pháp mang tính tổng thể.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, chúng ta cần đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng, hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, chính sách tín dụng cho vay ưu đãi.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nông nghiệp, muốn nâng cao được giá trị cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung, việc hướng tới sản xuất và chế biến sâu sẽ giúp nâng cao giá trị hàng hóa, tránh được tình trạng dư thừa và phụ thuộc vào thị trường do các nông sản có tính thời vụ.
Sức ép với ngành chăn nuôi
TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết tham gia TPP, ngành chăn nuôi sẽ được tiếp cận nhanh hơn với công nghệ mới, giống vật nuôi mới và các hình thức sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng được hưởng lợi (thuế về 0%) khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y, con giống, trang thiết bị chăn nuôi, góp phần giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, hai thách thức lớn mà ngành đang phải đối mặt khi tham gia TPP là giá thành và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang cao hơn khoảng 25-30% so với các nước cùng tham gia TPP (như Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao.
Cùng với đó, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn kém do lò mổ thủ công, còn nhiều nông hộ, trang trại chưa thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và bảo đảm an toàn sinh học.
Theo ông Trúc, ngành chăn nuôi cần đẩy nhanh tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, tùy theo sản phẩm (thời gian ít nhất là từ 2 năm).
Trong quá trình này, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là giải pháp rất quan trọng, giúp loại bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp truy suất nguồn gốc, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và có điều kiện khi cần vay vốn ngân hàng.
Ông Trúc cho biết, qua khảo sát thực tế (tháng 9/2015) tại một số DN tại TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai cho thấy liên kết chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí sản xuất từ 12-22%. Chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chăn nuôi là các DN. Ở đây, DN vừa là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và vừa bảo đảm thị trường tiêu thụ.
Theo các DN ngành chăn nuôi, để giảm bớt khó khăn cho ngành chăn nuôi giai đoạn hội nhập và góp phần hạ giá thành sản xuất, cấp thẩm quyền có thể cho áp dụng cơ chế tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi như được vay lãi suất ưu đãi theo chu kỳ sản xuất và theo mùa vụ với các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi thương phẩm, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm và các hoạt động. DN cũng mong Chính phủ sớm ban hành Nghị định về HTX nông nghiệp kiểu mới, trong đó có HTX, tổ hợp tác chăn nuôi.
Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và xóa bỏ các khoản phí, lệ phí chăn nuôi, thú y không hợp lý, chồng chéo.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bên hồ Xuân Hương
- ·Tạm giữ trên 3 tấn thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng
- ·Ông Putin cảnh báo về 2 trường hợp Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân
- ·Tổ chức cách ly kiểu vành đai giúp Việt Nam khống chế Covid
- ·Cần gấp 45 triệu đồng cứu trái tim bé bỏng
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Kiểm soát chặt các thủ đoạn cất giấu ma túy ngay từ cửa khẩu
- ·Hà Nội: Phát hiện cơ sở bày bán, sản xuất hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- ·Chân tướng ông trùm thời trang bị cáo buộc bóc lột tình dục nam giới
- ·Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
- ·Tiếp nhận, cách ly 6 người Trung Quốc và người Việt Nam đi cùng một chuyến xe
- ·Li hôn, mẹ muốn đưa con sang Mỹ...
- ·Tìm hướng kết nối dòng vốn cho doanh nghiệp, vàng thế giới vẫn chịu sức ép lớn
- ·Phát hành tài liệu phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID
- ·WHO kêu gọi 675 triệu USD tăng cường chống lại virus corona
- ·Yêu người khác tôn giáo
- ·Thu giữ hơn 5.000 chiếc bánh Trung thu mua trôi nổi
- ·Giá vàng hôm nay (23/6): Vàng thế giới tiếp đà giảm sâu, vàng miếng trong nước vẫn giữ giá
- ·Lãi suất tăng trên khắp các nền kinh tế khi lạm phát vẫn dai dẳng
- ·Đi trả thù hộ bạn, lỡ tay giết người
- ·Syria kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ rút quân