【nhan dinh keo nha cai 5】Nhiều quy định mới tài xế taxi công nghệ cần lưu ý kể từ 1/4
Theềuquyđịnhmớitàixếtaxicôngnghệcầnlưuýkểtừnhan dinh keo nha cai 5o quyết định số 146 của Bộ GTVT, từ ngày 01/4/2020 sẽ dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, để thực hiện theo Nghị định số 10 vừa được Chính phủ ban hành.
Xe phải dán phù hiệu
Từ ngày 01/4/2020, các đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải đang tham gia Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016) sẽ phải dừng hoạt động thí điểm.
Các đơn vị này buộc phải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình để đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Hoặc trở thành đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc trở thành đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo đó, nếu các đơn vị lựa chọn hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (đây là loại hình taxi công nghệ đang hoạt động thí điểm) phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe và phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu 06 x 20 cm.
Giá chở khách không do ứng dụng kết nối quyết định
Theo Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải chỉ được cung cấp phần mềm, không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải.
Như vậy, các đơn vị cung cấp phần mềm vận chuyển như Grab... sẽ không được trực tiếp quyết định giá.
Muốn quyết định giá sẽ phải kết nối với phần mềm của doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh vận tải nơi lái xe đăng ký để doanh nghiệp/hợp tác xã quyết định giá theo phần mềm. Hoặc tự các đơn vị cung cấp phần mềm phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Xe đang thí điểm xin phải cấp lại phù hiệu
Theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT, xe tham gia thí điểm phải gắn phù hiệu xe hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Tuy nhiên, tại Nghị định 10 năm 2020 quy định đối với xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Việc xin cấp lại phù hiệu này bắt buộc phải thực hiện xong trước ngày 01/7/2021.
Các loại hình xe công nghệ sẽ phải lựa chọn mô hình hoạt động từ 01/4/2020 và có thể sẽ phải đăng ký kinh doanh như một đơn vị vận tải, nếu muốn tiếp tục các chức năng hiện tại.
Tài xế taxi được ký hợp đồng lao động và đóng BHXH
Điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020 nêu rõ, đơn vị kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm: Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục vụ trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều này đồng nghĩa, mọi tài xế taxi sẽ được ký hợp đồng lao động, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định 10 ra đời được các chuyên gia cũng như doanh nghiệp vận tải đáng giá cao. Các hãng taxi truyền thống cho rằng, Nghị định 10 có hiệu lực sẽ tạo sự công bằng trong các hoạt động kinh doanh vận tải, cụ thể là kinh doanh ngành nghề gì thì đăng ký ngành nghề đó.
Theo ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội, Nghị định 10 là một sự tiến bộ về mặt quản lý, tạo mọi điều kiện cho các loại hình kinh tế hoạt động. Taxi công nghệ, có hành lang pháp lý để phát triển.
Còn theo PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế - tài chính, Nghị định 10 phân biệt rõ DN nào tham gia ít nhất một trong các công đoạn chính như điều hành phương tiện, quyết định giá cước… thì được gọi là DN vận tải. Ngược lại, đơn vị nào không tham gia các công đoạn trên thì được xem là DN cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải.
"Với loại hình xe công nghệ, Nghị định 10 tạo khung pháp lý để bảo đảm có sự quản lý chặt chẽ hơn của cơ quan nhà nước. Nhưng theo tôi, hoạt động của loại hình này không thay đổi nhiều"- ông Ngô Trí Long bình luận.
Bảo My(t/h)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Vụng trộm với đồng nghiệp đã có gia đình, tôi nhận cái kết đắng
- ·Trạm rửa tay chống dịch dã chiến phủ sóng ga tàu, bến xe
- ·Bài cúng hóa vàng, Bài khấn hóa vàng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Việt Nam mong muốn Indonesia tạo điều kiện xuất khẩu gạo, nhập khẩu than
- ·Giá vàng SJC giảm, vẫn cao hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng
- ·Nhiều thành phố giàu có Nhật Bản vắng người vì Covid
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Quỳnh Anh, Thủy Tiên và những nàng WAGs nổi tiếng giàu có
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Tâm sự người đàn ông muốn đòi lại 200 triệu từ người tình bội bạc
- ·Thứ trưởng Bộ Công Thương: Hàng hóa ách tắc do mỗi nơi làm một kiểu
- ·Vợ cho con về ngoại, tôi đã phạm lỗi tày trời với bạn thân
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Nỗ lực chống dịch cúm corona, nữ y tá tổ chức đám cưới qua điện thoại
- ·Hòn đảo thiên đường nổi trên rác thải ở Mexico
- ·Từ chối đi du lịch Valentine vì dịch Covid
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·3 gợi ý cho chuyến du lịch ngắn ngày đầu Xuân