会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trực trực tiếp bóng đá】Đời mía!

【trực trực tiếp bóng đá】Đời mía

时间:2025-01-11 13:15:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:832次

- Giờ cây mía ở Búng Tàu,Đờtrực trực tiếp bóng đá Tân Phước Hưng rớt giá, mấy năm nay người dân than quá, tới tháng 11 âm lịch mà còn mấy ngàn héc-ta chưa đốn, hỏi ông Chín Đỉnh vậy cây mía có công hay tội ?

Có lẽ cây mía sắp kết thúc sứ mệnh với vùng đất Tân Phước Hưng - Búng Tàu ?

- Ông Chín Đỉnh nghiêm mặt: “Làm gì mà tội, có người nói mía đắng rồi, nhưng cây mía đất này chưa bao giờ đắng, lúc nào cũng ngọt. Vị ngọt đã bồi lắng cho vùng đất phèn, trũng ngày đó trù phú, giàu có, nhà tường san sát đó thôi. Vậy có công quá lớn, mang ơn mía không hết, chứ tội tình gì !”...

Người dân ở Búng Tàu, Tân Phước Hưng (huyện Phụng Hiệp) đang khẩn trương chuyển đổi cây trồng thay thế mía, nhưng câu chuyện tôi muốn kể không phải là chuyển đổi cây gì, làm như thế nào, mà là chuyện nhờ cây mía, vùng đất phèn, trũng ngày đó thay da đổi thịt, vị ngọt cây mía quyện vị ngọt đời người…

Vị ngọt mía vẫn đong đầy…

Cùng vợ đi dọc bờ mẫu 20 công mía sắp trổ cờ, chờ nhân công đốn, ông Chín Đỉnh (Nguyễn Văn Đỉnh), ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, chia sẻ: “Nhân công khi mình đến mướn là lật sổ xếp lịch, thậm chí không nhận lời đốn. Kiếm nhân công giờ khó lắm, đi đầu làng cuối xóm có được mấy người đâu. Mía giá thấp quá, mấy năm nay chỉ có lỗ và lỗ thôi. Bởi vậy, nếu mía hồi đó 100, giờ chỉ còn 4, 5, sắp tới ít nữa”.

Với ông Chín Đỉnh (phải), bỏ mía là chuyện cực chẳng đã phải làm, mía là một phần cuộc sống của ông và nhiều người dân ở đây.

Giơ tay gạt mấy cọng lá mía khô, ông Chín Đỉnh chia sẻ tiếp rằng, vậy là cây mía coi như sắp hết sứ mệnh với vùng đất này rồi. Nói “sắp hết” vì hiện tại diện tích mía ở Tân Phước Hưng, Búng Tàu vẫn còn khá nhiều, hai địa phương cộng lại còn hơn 3.000ha… “Diện tích mía nhiều, vì người dân còn vương vấn lắm, mấy đời gắn bó rồi. Nhắc đến bỏ mía muốn rớt nước mắt. Tôi lúc 7, 8 tuổi đã trồng mía với cha, giờ sắp bỏ mía hết, nhiều lúc suy nghĩ mình như rứt ruột bỏ điều gì gần gũi. Nói nghe sến, chứ thật sự cây mía đã trở thành một phần cuộc sống, một phần lịch sử của vùng đất Búng Tàu - Tân Phước Hưng này rồi”, ông Chín Đỉnh nói giọng trầm buồn.

Nói đến đây, bà Nguyễn Thị Chót, vợ ông Chín Đỉnh, nhìn ông như đồng cảm. Ông bà cưới nhau tiền sính lễ, tiền nạp tài, cưới hỏi… đều nhờ mía. Bốn đứa con sinh ra, cũng nhờ vị ngọt của bầu sữa pha lẫn vị ngọt của cây mía mà lớn lên, thành tài. Rồi căn nhà tường cất lên cách nay gần 30 năm cũng là nhờ cây mía, từng tấc đất nơi này đổi thay là nhờ cây mía.

Vị ngọt của mía đã bồi lắng vùng đất trũng, phèn Tân Phước Hưng - Búng Tàu được như hôm nay!

Hồi đó, trai gái quen nhau từ những ngày đi đánh lá mía, đốn mía vần công, thương nhau nhờ những khi chở mía bán cho lò đường. Bà Út Chót hồi tuổi trăng tròn là cô gái đánh lá mía giỏi nhất xóm này, còn ông Chín Đỉnh ít nói, nhưng cái tính biết lo xa của chàng trai năm ấy khiến bà chú ý. Mà điều bà quyết định trao trái tim mình cho ông là vì câu nói đầy tình nghĩa: “Mười mấy công mía này, anh ráng mần để dành tiền sắm vàng cưới em. Phần nữa cưới vợ cho anh thứ 5 đi kháng chiến về và hai đứa em của anh nữa”…

Trước khi mía bám rễ ở vùng đất này, xã Tân Phước Hưng lớn (chưa tách thành Búng Tàu và Tân Phước Hưng như hiện nay), đất đa phần là ruộng. Không lâu sau, mía vươn lên khắp nơi. Cả một vùng đất phèn, trũng đã được lấp đầy bởi mía. Người ít vài công, người nhiều cả chục, cả trăm công mía.

Trồng mía từ xưa đến nay có mấy công đoạn quen thuộc: lên liếp, đào hộc, chọn hom, phun sình, vô chân, đánh lá, phả hộc lấn đất… trúng hay không là do chọn thời điểm, giống mía và cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Hỏi “Ai là người đầu tiên trồng mía ở đất này”, ông Chín Đỉnh trầm ngâm: “Chuyện này khó quá, sao mà trả lời được. Mình sinh ra đã có mía rồi, mía có từ đời ông cố, ông sơ lận”.

Vợ chồng ông Năm Hung được ví von là triệu phú trồng mía ở đất này.

Cây mía - là cuộc sống và một phần lịch sử của vùng đất

Đi tìm câu trả lời cây mía bén rễ đất này khi nào, ông Chín Đỉnh chỉ tôi đến gặp ông Hai Tích (Nguyễn Thành Tích), nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Tân Phước Hưng lớn những năm 1984-1996. Ông Hai Tích nhớ ông cha có kể lại: “Từ năm 1960, cây mía đã bắt đầu bám rễ ở đất này. Có những năm người dân không thèm kêu đốn, có hộ đốt luôn cho đỡ tốn tiền nhân công, vì rớt giá thê thảm. Buồn là buồn thị trường, buồn mấy thằng cò thu mua, nhà máy, chớ có mắc mớ gì mà buồn cây mía. Nói thiệt chứ dân xứ này thương mía như thương vợ. Cây mía đã mang lại cuộc sống no đủ, những bữa cơm đầy đặn ngon lành, một thời tạo cho hai bên sông Búng Tàu hình thành những cụm công nghiệp nho nhỏ…”.

“Cụm công nghiệp nho nhỏ” mà ông Hai Tích nhắc đến chính là những lò đường thủ công được xây dựng hai bên sông. Từ lời ông Hai Tích, tôi tìm gặp những “ông chủ lò quyền lực” một thời. Ông Lâm Văn Kía, năm nay 71 tuổi, ở ấp Tân Thành, thị trấn Búng Tàu, nhớ gia đình ông làm lò đường từ năm 1970, sau khi ba ông mất, ông đã tiếp quản và mở rộng. Chỉ tay về cái khung ống khói hình vuông vẫn còn đứng “hiên ngang” gần nhà, ông Kía cho biết, đó là dấu tích của một thời lò đường ngùn ngụt khói ngày đêm ven sông Búng Tàu. “Tôi quản lý 2 lò đường, mướn hơn 50 nhân công, lớp vác mía, lớp ép, lớp thắng đường, lớp vô trấu lò nấu, lớp sắp xếp đường. Cả gia đình, anh em, dòng họ xây dựng cả chục lò, ban đầu làm đường chảy sau đó mới kết tinh. Mỗi cái lò đường phải bán mười mấy cây vàng để xây dựng. Làm lò đường bỏ vốn 1, lời tới 2-3, nhờ cây mía mà mấy lò đường làm ăn tấn tới. Đến khoảng năm 2008-2009, sau gần 40 năm tồn tại, các lò đường dừng hẳn hoạt động, máy móc bán sắt vụn. Đó là thời điểm những nhà máy đường sản xuất chuẩn công nghiệp ra đời”.

Từ đó, những cái lò đường thủ công đã không còn đồng hành cùng cây mía. Hình ảnh ống khói chụm trấu ngùn ngụt ngày đêm cũng kết thúc, cái mùi đường ngọt ngào hòa mùi khen khét của củi, trấu và hơi mía ép không còn…

Công cây mía với đất này lớn quá. Vị ngọt của nó đã nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ. Giờ, tìm kiếm cây trồng khác sẽ đồng hành gần cả trăm năm như cây mía tiếp tục sứ mệnh cho sự phát triển của vùng đất này chắc không dễ. Chưa có cây nào có thể thay thế và làm được những điều mà mía đã làm được cho nơi đây. Mía đã tạo cho đất Búng Tàu, Tân Phước Hưng nhiều triệu phú miệt vườn.

Được nhiều người biết tiếng là triệu phú trồng mía, khi nhiều vụ mía vợ chồng ông Năm Hung (Nguyễn Văn Hung) và bà Ba Lượng (Nguyễn Thị Lượng), ở ấp Tân Phú B2, xã Tân Phước Hưng, đạt hơn 200 tấn. Bà Lượng cười vui khi nhắc lại một thời “vàng son” - đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng về cây mía. “Nhắc lại thấy ham, lúc đó tôi trồng có công đạt hơn 20 tấn hòa lan tím. Mỗi đợt bán mía là mua được cả chục cây vàng, bán mía lời lắm, nhất là khi Nhà máy đường mới xây dựng 3-4 năm đầu. Hai căn nhà tường của tôi và con là nhờ cây mía mà xây nên nè”, bà Lượng kể.

Con sông Búng Tàu bao đời nay chở nặng phù sa bồi lắng cho vùng đất hai bên bờ, nó đã chứng kiến nhiều đổi thay của đất này. Chính con sông này góp đưa cây mía đi tứ xứ. Kỷ niệm với cây mía với ông Năm Hung là dịp rằm tháng 8, tháng 9 âm lịch những năm đó, ghe mua mía san sát khắp các con sông, nhộn nhịp như chợ nổi giấc khuya, mà nhân công lúc đó bao la, khi mọi người chưa có đi làm ăn xa như bây giờ. Gần 2 năm nay, vợ chồng ông bàn với con cái chuyển đổi trồng chanh, trồng xoài, trồng dừa, nhưng với vợ chồng ông, đó cũng chỉ là những cây tình thế mà thôi.

Hậu Giang từng đặt ra kế hoạch xây dựng khu đê bao khép kín hơn 2.000ha mía tại Tân Phước Hưng, Búng Tàu… Nay, diện tích mía ở đất này ngày một ít dần, nhiều ấp đến hết năm nay khi vụ mía đốn xong, coi như cây mía không còn, nhường chỗ cho chanh, tràm, chuối…

Cái ống khói lò đường còn sót lại bên bờ sông Búng Tàu hiện giờ…

Chủ tịch UBND xã Tân Phước Hưng Phan Hồng Phước cho biết, người dân vùng này bám mía mà sống. Trước đây, khi được quy hoạch vùng mía nguyên liệu của tỉnh, người dân phấn khởi lắm. Đến giờ, diện tích mía ở đây còn khá nhiều, với hơn 2.600ha, số này so với trước đã giảm 200-300ha, dự đoán tới đây sẽ có thêm 600-700ha người dân sẽ chuyển đổi tiếp tục. Ngày xưa, giữa tháng 10 âm lịch, giỏi lắm cả vùng còn 500ha mía chuẩn bị đốn, giờ đã đến tháng 11 âm lịch mà mía còn ắp lút, ngổn ngang, nhà máy đường “ăn không hết”. Người dân bỏ mía - cây trồng đã thành thương hiệu thì buồn, nhưng bám mía sống không nổi.

Hậu Giang nơi nào cũng có mía, nhưng cây mía gắn bó với mấy đời người, vị ngọt đời mía hòa quyện với phù sa sông Búng Tàu, vun đắp sự an lành, trù phú cho đất này, thay đổi cả vùng đất, cả cuộc sống của bao nhiêu thế hệ, làm cho người dân khá giàu lên, chắc chỉ có ở Búng Tàu - Tân Phước Hưng. Cây mía chuẩn bị kết thúc sứ mệnh với vùng đất này, giờ đến những cây trồng khác và những ý tưởng sản xuất mới tiếp tục làm giàu cho nơi vốn đã giàu lên nhờ cây mía.

Đời mía sắp qua, nhưng đời người tiếp tục những hành trình mới…

HOÀNG NGUYÊN

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
  • Thêm một địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp biết bắt đầu từ đâu khi chuyển đổi số
  • CMC cam kết đồng hành ‘Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022’
  • Tọa đàm trực tuyến “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?”
  • Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
  • EVN ký kết hợp đồng xây lắp Nhà máy thuỷ điện Ialy mở rộng
  • Đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
  • Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện
推荐内容
  • Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
  • 5 thách thức chờ đón ‘Thái tử’ Samsung Lee Jae
  • Nhiều dữ liệu, thông tin của người dùng Việt bị rao bán trên mạng
  • iPhone bốc cháy vì thay pin lô
  • Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
  • 25 năm Việt Nam kết nối Internet toàn cầu