【thành tích đối đầu】Phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, vấn đề phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước là một trong những nội dung quan trọng nhằm phân định quyền hạn theo từng cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, với sự nỗ lực và quyết tâm cao, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo, có nơi bỏ sót nhiệm vụ.
Đặc biệt, việc phân quyền, phân cấp giữa Trung ương, Chính phủ với chính quyền địa phương chưa thực chất, chưa đồng bộ, hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của kỷ nguyên mới, làm chậm tiến trình phát triển đất nước, dẫn đến cơ chế xin – cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.
Trước yêu cầu cấp bách của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Chính phủ, chính quyền địa phương đóng vai trò then chốt, tạo động lực thúc đẩy phát triển, là điều kiện tiên quyết để tổ chức bộ máy “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm xây dựng quản trị quốc gia hiệu quả, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy được vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của chính quyền địa phương.
Theo Thứ trưởng Trương Hải Long, hội thảo là không gian khoa học quý báu để nghe lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi về lý luận và thực tiễn về vấn đề phân quyền, phân cấp, mô hình tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương trong bối cảnh đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia, kiểm soát quyền lực; các giải pháp xử lý những rào cản, thực trạng về phân cấp, phân quyền hiện nay. Qua đó tổng kết, đưa ra những kiến nghị, đề xuất, các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn cơ chế này, tạo tiền đề đổi mới và phát triển đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong đề dẫn hội thảo, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, phân cấp, phân quyền trong bộ máy Nhà nước vừa phát huy tính chủ động, tự quyết, tự làm và tự chịu trách nhiệm của địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất trong quản lý quốc gia của Trung ương. Phân cấp, phân quyền hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển, thực hiện được mục tiêu “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng -hiệu lực - hiệu quả” của toàn bộ hệ thống chính trị. Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của từng địa phương và của cả đất nước.
Ở Việt Nam, trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này, phân quyền, phân cấp giữa Nhà nước Trung ương với chính quyền địa phương là vấn đề vừa cấp bách, vừa then chốt, có tính đột phá chiến lược, xóa bỏ các điểm nghẽn để từng địa phương và cả đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh. Do đó, cần có một cách tiếp cận đúng về tư duy, nhận thức, về thực tiễn đối với phân quyền, phân cấp.
Hiện nay, tư duy, nhận thức về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương chậm thay đổi. Phân quyền chưa có gì thay đổi, mới tập trung vào phân cấp và ủy quyền. Việc phân cấp, ủy quyền cũng chỉ mang tính hình thức, thực chất vẫn phải hỏi ý kiến, thống nhất ý kiến, thỏa thuận, trước khi quyết định... “Ai cũng có quyền nhưng không ai chịu trách nhiệm cả”, ông Tuấn nói.
Ông cho rằng, để “lách qua” các điểm nghẽn, ách tắc trong phân cấp, phân quyền, nhiều địa phương đã tìm mọi cách để “xin cho được thí điểm” một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, vượt ra ngoài các quy định của pháp luật. Đặc thù quá nhiều sẽ không còn là đặc thù nữa và tạo nên sự không công bằng với các địa phương khác.
Trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, bên cạnh tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của Chính phủ và chính quyền địa phương tinh gọn, muốn hiệu lực, hiệu quả thì phải đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·'Kỹ sư định hướng' AI thu nhập hàng trăm nghìn USD mỗi năm
- ·MediaTek: Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu
- ·Doanh nghiệp vận tải tiếp tục kiến nghị lùi thời gian xử phạt lắp camera giám sát thêm 6
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·CEO Apple sang Trung Quốc
- ·Sản xuất game Việt vươn tầm thế giới nhưng đóng thuế ở nước ngoài
- ·Đối tác quảng cáo lên kế hoạch dự phòng TikTok sụp đổ tại Mỹ
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·The CrownX huy động thêm 350 triệu USD từ 3 nhà đầu tư quốc tế
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Sẽ có 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022
- ·Lộc Trời tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trong năm 2022
- ·CMC Telecom thêm lợi thế hỗ trợ doanh nghiệp 'lên mây'
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·IDG Capital Vietnam ra mắt quỹ đầu tư blockchain
- ·Đưa Nghĩa Lộ trở thành mô hình điểm về Internet an toàn trong trường học
- ·Sắp diễn ra Tọa đàm “Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·TP Tam Kỳ: Các lớp tập huấn chuyển đổi số được triển khai hàng tuần