会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số trận atletico】"Bộ tứ" đồng đội may mắn!

【tỉ số trận atletico】"Bộ tứ" đồng đội may mắn

时间:2024-12-23 23:04:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:333次

Nhân dịp kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng Miền Nam,ộtứquotđồngđộimaymắtỉ số trận atletico thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018), chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của cựu chiến binh Nguyễn Hữu Mão - nguyên Tổng Thư ký tòa soạn TBTCVN - về “bộ tứ” đồng đội của ông đã may mắn đi qua cuộc chiến như thế nào.

Bức ảnh đen trắng này chụp 4 chàng lính trẻ chúng tôi là 4 cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội (khóa 1968 - 1972) gồm Nguyễn Hữu Mão, Nguyễn Hữu Hiếu, Trịnh Đình Củ là cựu sinh viên khoa Văn và Phạm Công Cuộc là cựu sinh viên khoa Cấp 2, cùng nhập ngũ ngày 24/8/1970. 4 người trong ảnh khi ấy đang là chiến sĩ thông tin của Đại đội Chỉ huy, Trung đoàn 263 tên lửa phòng không trong những ngày quần nhau ác liệt với máy bay Mỹ ở “chảo lửa” Nghệ An năm 1972, cách đây vừa đúng 46 năm!

anh 1
“Bộ tứ” năm 1972 (thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải): Nguyễn Hữu Mão, Nguyễn Hữu Hiếu, Trịnh Đình Củ, Phạm Công Cuộc.

Cứ mỗi lần giở bức ảnh này ra xem lại, trong ký ức của tôi lại hiện lên những ngày đêm đọ sức với không lực Hoa Kỳ không thể nào quên ở “tọa độ lửa” ấy…

Là một tỉnh lớn của miền Trung, trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Nghệ An có vị trí chiến lược quan trọng của Quân khu 4 cũng như của cả nước và miền Bắc Đông Dương. Đặc biệt, Nghệ An đã trở thành một trung tâm chuyển tải từ Bắc vào Nam, là trạm trung chuyển lớn cho chiến trường B, C và các tỉnh phía nam Quân khu 4; vừa là hậu phương, vừa là tuyến đầu đối mặt với kẻ thù.

Chính vì vậy, vùng đất này cũng trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay, tàu chiến Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. Nhiều người đã gọi đây là “toạ độ lửa”. Nhiều địa điểm trên đất Nghệ An là “yết hầu” giao thông nên bị chúng tập trung đánh phá rất ác liệt như: Bến Thủy, Truông Bồn, Cầu Cấm, Hoàng Mai...

Dọc dài theo vùng đất của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò, Cửa Hội, nơi in đậm tội ác của kẻ thù và cũng chính những địa danh ấy đã trở thành nơi ghi dấu chiến công của những người dân kiên cường một thời bám làng, bám biển, vững tay cày tay chèo, chắc tay súng, góp phần cùng các đơn vị bộ đội phòng không và hải quân giáng trả máy bay và tàu chiến Mỹ những đòn đích đáng!

Khi Mỹ mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc vào mùa hè năm 1972, Trung đoàn 263 chúng tôi được cấp trên tách khỏi đội hình chiến đấu của Sư đoàn Phòng không Hà Nội và giao nhiệm vụ vào chiến đấu bảo vệ tuyến giao thông vận tải chiến lược ở Nghệ An. Có thể nói, bầu trời Nghệ An những ngày tháng năm 1972 ấy không lúc nào vắng bóng máy bay phản lực Mỹ.

Các trận đọ sức giữa bộ đội tên lửa và pháo phòng không của ta với máy bay Mỹ diễn ra quyết liệt suốt ngày đêm và liên tục hết ngày này sang ngày khác. Riêng Trung đoàn 263 chúng tôi đã có ngày bị máy bay Mỹ đánh bom và bắn tên lửa không đối đất trúng trận địa tất cả các tiểu đoàn hỏa lực. Khí tài bị hỏng. Một số cán bộ chiến sỹ bị hy sinh và bị thương ngay trong các vị trí chiến đấu. (Sau này có 2 đồng chí hy sinh trong trận chiến đấu hôm ấy đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).

Vì vậy, từ sau ngày “giỗ trận” đó, dù trang bị khí tài tên lửa rất cồng kềnh nhưng đơn vị chúng tôi đã phải triển khai chiến đấu theo kiểu “đánh du kích” để bảo toàn lực lượng. Cụ thể là xẩm tối, anh em cơ động xe khí tài và tên lửa đến vị trí triển khai chiến đấu. Sau khi phóng đạn lên tiêu diệt máy bay địch là chúng tôi vội vàng thu hồi rút thật nhanh khỏi vị trí đó bởi nếu chỉ chậm một chút là các tốp máy bay phản lực và pháo của Mỹ từ các tàu chiến ngoài biển Đông sẽ dội bom đạn xuống ngay.

Bức ảnh đen trắng này của 4 chúng tôi đã được chụp vào một ngày như thế. Trang nhật ký của tôi còn giữ được đến hôm nay đã ghi lại xuất xứ của bức ảnh ngày hôm ấy như sau:

"Ngày 23/9/1972

… Nhận lệnh cơ động chiến đấu, mấy anh em “đánh vật” với cái xe chết tiệt không chịu nổ máy. Giá như nó là lính thì chắc chắn bị quy cho cái tội “giảm sút ý chí chiến đấu”. Nhưng thực ra là các xe ô tô tiếp sức P405 ít khi nổ máy, chỉ trừ lúc cơ động, nên hầu như xe nào máy móc cũng tậm tịt…

Tranh thủ thời gian chờ sửa xe, tôi nhờ được anh bạn là nhân viên câu lạc bộ (Ban Chính trị trung đoàn) đeo máy ảnh đi qua chụp cho 4 anh em: Mình, Hiếu, Củ, Cuộc một bức ảnh trước giờ lên đường cơ động chiến đấu. Mấy vị lính cũ thấy thế bảo “chúng mày dở hơi à?” và cho là “điềm gở” trước giờ ra trận. Chẳng biết thế nào nhưng mình vẫn bảo tay nhân viên câu lạc bộ hôm nào in ra cho mỗi anh em một tấm làm kỷ niệm.

Mãi đến xẩm tối thì xe ô tô nổ được máy và vội vàng lên đường ngay. Ra đến ngã ba Truông Bồn thì xe bị rệ hố bom suýt nữa đổ kềnh. Mò mẫm móc, đào, kê, kích đến nửa đêm mới thoát. Mấy vị lính cũ vừa làm vừa làu bàu đổ tội cho mấy chúng mình chụp ảnh khi chiều…".

Tôi vẫn nhớ lần cơ động chiến đấu ấy, trung đoàn chúng tôi đã bắn rơi 1 máy bay Mỹ và khiến chúng bị bất ngờ đến mức cả tuần sau đó không thấy chiếc phản lực nào của chúng lai vãng trên bầu trời khu vực đơn vị chúng tôi bảo vệ. Nhờ vậy, các đơn vị vận tải được tận hưởng ít ngày thoải mái đưa hàng vào phía trong…

anh 2
“Bộ tứ” ngồi theo đội hình năm xưa khi đến thăm nhà đồng đội Phạm Công Cuộc tại Hải Dương, tháng 12/2016.

Trải qua bom đạn khốc liệt của chiến tranh, thật may mắn, cả 4 chúng tôi đều sống sót trở về và cuộc đời đưa đẩy mỗi người mỗi ngả:

Phạm Công Cuộc, sau ngày chụp bức ảnh này thì bị thương ở Nghệ An phải về tuyến sau điều trị rồi ra quân về trường học tiếp và trở thành người thầy giáo thương binh theo nghề “trồng người” ở quê nhà Hải Dương.

Trịnh Đình Củ được cử đi học trường sỹ quan khi đơn vị đang làm nhiệm vụ ở Khe Sanh - Quảng Trị năm 1974 và theo binh nghiệp đến lúc nghỉ với quân hàm đại tá.

Nguyễn Hữu Hiếu thì ra quân sau ngày giải phóng Sài Gòn năm 1975 về trường học tiếp, làm thầy giáo và lên tới Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mới nghỉ hưu.

Nguyễn Hữu Mão cũng theo binh nghiệp hơn 20 năm rồi chuyển ngành ra làm báo chuyên nghiệp và nghỉ hưu sau khi đảm trách nhiệm vụ Tổng Thư ký tòa soạn Thời báo Tài chính Việt Nam của Bộ Tài chính.

anh 3
“Bộ tứ” trong ngày gặp mặt bạn chiến đấu Trung đoàn 263 kỷ niệm 45 năm chiến thắng B52 và 45 năm đơn vị trở thành Trung đoàn Tên lửa phòng không Quân giải phóng Miền Nam, tháng 1/2018 tại Bảo tàng Phòng không – Không quân, Hà Nội.

Tuy ở không xa nhau lắm vậy mà mãi đến năm 2014, “bộ tứ” chúng tôi mới có cuộc hội ngộ đầu tiên tại nhà Nguyễn Hữu Hiếu ở Hà Đông và sau đó, trong các cuộc gặp mặt hàng năm của cựu chiến binh - sinh viên đồng ngũ tháng 8/1970, của bạn chiến đấu trung đoàn và những dịp “rồng rắn” đến thăm nhà nhau, chúng tôi đều chụp chung một bức ảnh làm kỷ niệm.

Đúng là ơn "nhờ trời còn để có hôm nay” và mong rằng những bức ảnh “bộ tứ” chúng tôi sẽ được kéo dài... dài... tiếp!

Nguyễn Hữu Mão (Cựu sinh viên Khoa Văn - ĐHSP Hà Nội)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Viettel đưa trí tuệ nhân tạo vào y tế, nông nghiệp
  • Quốc gia nào có đường bờ biển dài nhất thế giới?
  • Thủ lĩnh đội quân ăn mày nổi tiếng trong sử Việt là ai?
  • Thêm nhiều trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
  • Vụ cà phê trộn pin: Cục An toàn thực phẩm lên tiếng yêu cầu xử lý nghiêm
  • 'Dòng dã' hay 'ròng rã', từ nào mới đúng chính tả?
  • Hội thảo khoa học quốc gia về kinh tế chính trị
  • 90% người Việt viết sai câu thành ngữ này, bạn thì sao?
推荐内容
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việt Nam xác định trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Argenti
  • Ông Vương Tấn Việt dùng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp
  • Đang làm phụ hồ, nam sinh bất ngờ nhận giấy trúng tuyển đại học top 1
  • Học sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép bốc đất lên ăn: Thông tin mới nhất
  • Tai nạn giao thông ngày 14/5: Xe “điên” chạy tốc độ gần 100km/h gây tai nạn nghiêm trọng
  • Trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ trả lại 37 tỷ đồng thu vượt của sinh viên