【xem kết quả bóng đá cúp c1 châu âu】CPI 9 tháng tăng 1,82%, thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2016
Tháng 9/2021,ángtăngthấpnhấtsovớicùngkỳgiaiđoạxem kết quả bóng đá cúp c1 châu âu trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 5 nhóm hàng giảm giá và 6 nhóm tăng giá so với tháng trước. Cụ thể, 5 nhóm hàng giảm giá, bao gồm: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,99%, làm CPI chung giảm 0,37%; nhóm giáo dục giảm 2,89%, làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm; nhóm giao thông giảm 0,16%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,16% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
6 nhóm hàng tăng giá trong tháng 9, gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,01% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%.
CPI 9 tháng tăng 1,82% là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% |
Với mức CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2020, bà Tạ Thị Thu Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) - cho rằng, đây được xem là điều kiện thuận lợi và dư địa để Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2021 như mục tiêu đã đề ra.
Theo đó, những nguyên nhân làm giảm CPI trong 9 tháng là do giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,06 điểm phần trăm. Ngoài ra, việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong đó có gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng, khiến giá điện sinh hoạt bình quân 9 tháng năm 2021 giảm 0,99% so với cùng kỳ 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại khiến giá vé máy bay 9 tháng giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước, giá du lịch trọn gói giảm 2,69%. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường cũng khiến CPI 9 tháng đầu năm có mức tăng thấp.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước và tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng dầu, giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 9 và 9 tháng 2021 so với cùng kỳ năm trước cũng đều là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Với mức tăng CPI tháng 9 và 9 tháng, Tổng cục Thống kê nhận định, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% theo yêu cầu đặt ra là rất khả thi, tuy vậy, cũng không nên chủ quan, bởi nguy cơ tăng giá vẫn tiềm ẩn, nhất là những tháng cuối năm và năm 2022.
Để kiểm soát bền vững lạm phát trong năm 2022, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương trước đó, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, cần chủ động thực hiện bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn thị trường, giá cả, nhất là những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Cùng với đó, đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, phân biệt kỹ các mặt hàng, nguyên liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn, từ đó đưa ra những chính sách kiểm soát phù hợp.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần chỉ đạo thao dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này lên CPI chung. Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng như sắt thép, vật liệu xây dựng cần thúc đẩy tăng năng lực sản xuất trong nước, việc cung ứng cho thị trường trong nước nên được ưu tiên hơn thị trường xuất khẩu. Đồng thời, chủ động các biện pháp kiểm soát lạm phát, bình ổn giá các mặt hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
CPI bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước từ các năm 2016-2021 lần lượt là: Tăng 2,07% (2016); 3,79% (2017); 3,57% (2018); 2,5% (2019); 3,85% (2020) và 1,82% (2021). |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Năm 2023, Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8
- ·Việt Nam calls for UNSC’s leadership in fighting COVID
- ·ASEAN foreign ministers discuss priorities for this year
- ·Educational sector achieves positive results
- ·Bà sui lẳng lơ, con dâu lấy về liệu có chung thủy?
- ·PM values inspection sector’s role in corruption fight
- ·Armed forces hold rehearsal in preparation for 13th National Party Congress
- ·13th National Party Congress opens in Hà Nội
- ·Giá vàng hôm nay 03/10: Vàng nhẫn tăng lên trên 83 triệu đồng
- ·Việt Nam attends forum preparing for 2021 Shangri
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/3/2024: Tăng trên diện rộng
- ·Congress delegates pay tribute to President Hồ Chí Minh
- ·Communications work for the upcoming 13th National Party Congress prepared properly
- ·Argentine expert attributes Việt Nam’s successes to Party's sound leadership
- ·Li hôn mà không có bản đăng kí hộ khẩu
- ·Việt Nam successfully escorts ASEAN through a tough year
- ·Experts hail Việt Nam's achievements in renewal process
- ·ASEAN senior officials discuss preparations for AMM Retreat
- ·Bị dụ lừa bán sang Trung Quốc...
- ·PM orders democratic, fair, safe organisation of general elections