【nongdaso】Phòng, chống tả lợn châu Phi ở Lạng Sơn: Bài học ở tâm vùng dịch
Tình trạng lợn ốm,òngchốngtảlợnchâuPhiởLạngSơnBàihọcởtâmvùngdịnongdaso chết tại thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng đã rải rác xảy ra từ vài tuần nay nhưng nhiều chủ trang trại không ý thức được nguy cơ đàn vật nuôi bị lây nhiễn dịch tả lợn châu Phi.
Cán bộ Thú y huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền cho người dân vùng dịch.
Bà Luân Thị Yêm, thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Nhà tôi nuôi lợn nái và lợn thịt, xong rồi nó bị ốm hồng hồng da, 2 – 3 ngày không ăn là chết. Lúc bấy giờ không biết lợn ốm hay gì nên không báo. Sau khi lợn chết, mới đầu thì mang đi chôn, xong rồi tiếc quá lấy một cái đùi về ăn thử xem có ngon không. Về không ăn được, có mùi".
Còn chị Nguyễn Thị Hoa cũng cho biết, khi thấy lợn nhà hàng xóm chết, phải đem đi tiêu hủy thì mới phát hiện đàn lợn của gia đình mình cũng có dấu hiệu bỏ ăn.
Phun tiêu độc khử trùng tại thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
"Lợn nhà trên kia chết thì người ta mới đem đi xét nghiệm, lúc ấy mới biết dịch tả lợn. Trên huyện người ta mới về đem đi tiêu hủy. Nghe tin lợn nhà kia chết cách 2 ngày cơ, thế thì lợn nhà em cũng bỏ ăn luôn. Bây giờ nó bị bệnh tiêu hủy cả hai con luôn", chị Hoa nói.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, gây thiệt hại đối với người chăn nuôi một phần cũng do chính quyền chưa sát với cơ sở nên không nắm được thông tin lợn ốm, chết bất thường. Mặt khác, bản thân người chăn nuôi cũng chưa chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại dẫn đến bệnh dịch lây lan nhanh.
Ông Luân Văn Tần, Chủ tịch UBND xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng thừa nhận: "Trước đó khoảng chục ngày, một số hộ cũng lác đác có lợn chết. Tuy nhiên bà con chấp hành các quy định chưa tốt. Bà con tự ý mang đi chôn, không báo chính quyền thôn và cơ sở xã. Sau khi phát hiện ra thì dịch đã tràn lan nhanh".
Vệ sinh môi trường chăn nuôi không đảm bảo cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.
Hậu quả của việc chính quyền không sát sao, người dân thiếu ý thức phòng chống dịch bệnh khiến gần 150 con lợn của 23 hộ chăn nuôi trong thôn đã nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy. Và thôn Còn Ngòa đã trở thành thôn “trắng đàn lợn” chỉ sau vài tuần phát hiện dịch bệnh.
Trong một nỗ lực muộn màng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng đã tổ chức phun tiêu độc, khử trùng tại tất cả các địa bàn lân cận, điều động cán bộ thú y thăm khám mọi trường hợp lợn ốm....
Tuy nhiên, ông Đinh Long Xuyên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện Văn Lãng cho biết: công tác phòng chống dịch còn nhiều khó khăn do ý thức phòng trừ dịch bệnh của người chăn nuôi không cao.
"Trong thực tế tại ổ dịch vừa rồi, giáp với khu vực cửa khẩu Na Hình có nhiều hộ không quan tâm, người dân sáng họ đi tối mịt mới về, lợn thì họ thả rông không kiểm soát được nên việc tuyên truyền vận động rất là khó khăn", ông Xuyên cho hay.
Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là yêu cầu cấp bách trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việc thôn Còn Ngòa “trắng đàn lợn” chỉ sau vài tuần phát hiện dịch là bài học kinh nghiệm không chỉ cho riêng chính quyền xã Thụy Hùng (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) mà còn đòi hỏi sự nỗ lực, sâu sát của các ngành, các cấp trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở những khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... không để “mất bò mới lo làm chuồng”./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- ·Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhập khẩu phế liệu
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh thu thêm 37,2 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 32.500 tỷ đồng
- ·Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí xét nghiệm COVID
- ·Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị Dự án đường sắt tốc độ cao
- ·Cục Thuế Yên Bái thu vượt 44% dự toán pháp lệnh
- ·Hải quan Cẩm Phả làm thủ tục cho 263 khách quốc tế đầu tiên đến từ Nhật Bản
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- ·Chợ đã mở nhưng vắng, sạp cóc bên ngoài 'ăn' hết khách
- ·75% người tham gia thị trường tiền mã hóa có trình độ đại học trở lên
- ·Nghệ An: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
- ·Đắk Lắk: Thu nội địa năm 2018 tăng 23,3% so với dự toán
- ·Bắt đầu từ đổi mới công nghệ
- ·Đề xuất các giải pháp về phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
- ·Quảng Ninh: Tạm dừng hoạt động 4 điểm xuất hàng trên tuyến biên giới
- ·Hải quan Bắc Ninh: Ưu tiên cải cách, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu
- ·Giá vàng hôm nay 23/10: Tăng nhẹ ngày cuối tuần
- ·Chủ tịch VCCI hiến kế phục hồi kinh tế hậu Covid
- ·Mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo đã kinh doanh là phải nộp thuế