【tỷ số bóng đá malaysia】Dư địa cải cách kiểm tra chuyên ngành còn rất lớn
Thúc đẩy cải cách quản lý,ưđịacảicáchkiểmtrachuyênngànhcònrấtlớtỷ số bóng đá malaysia kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu | |
Hải quan TPHCM lưu ý doanh nghiệp nhiều điểm mới về kiểm tra chuyên ngành | |
Nhiều trường hợp nhập khẩu hàng vi phạm về kiểm tra chuyên ngành |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Hùng |
Ngày 3/11, Tổng cục Hải quan, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo công bố Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện TTHC qua Cơ chế một cửa quốc gia và các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Cuộc khảo sát được thực hiện với 2 phần nội dung chính: Đối với nội dung khảo sát việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tính đến tháng 4/2022, có 12 thủ tục hành chính của 5 bộ, ngành đang được thực hiện; việc thực hiện thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành được khảo sát chung với các thủ tục của 10 bộ quản lý chuyên ngành.
Theo báo cáo được công bố, mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa ở mức trung bình và dư địa để cải thiện vẫn còn rất rộng mở.
Thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương của Bộ Công Thương được đánh giá là dễ tuân thủ nhất nhưng cũng chỉ có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ hoặc tương đối dễ chưa đến 70%. Trong khi đó, thủ tục khó tuân thủ nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa là công bố hợp quy của Bộ Y tế với tỷ lệ doanh nghiệp dễ/tương đối dễ thực hiện thấp nhất (58,5%). Tất cả các bộ ngành được đánh giá đều cần tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là thủ tục của các Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải...
Các kết quả đánh giá thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục chỉ ra rằng đây là lĩnh vực cần thêm nhiều nỗ lực cải cách. Bộ Công Thương được đánh giá tốt nhất trong cả 3 thủ tục nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ hoặc tương đối dễ tuân thủ ở thủ tục tốt nhất (cấp giấy phép và giấy tờ tương đương) cũng chưa đến 66%.
Trong khi đó, cả 3 thủ tục của Bộ Y tế đều xếp cuối nếu so sánh theo tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo thuận lợi và khó khăn khi tuân thủ. Bộ Y tế sẽ cần nỗ lực nhiều hơn trong hoạt động cải cách kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình. Những lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành quan trọng khác gồm có kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, và kiểm tra văn hóa. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuân thủ các thủ tục này dễ hoặc tương đối dễ lần lượt là 68,0%, 64,9% và 61%. Các kết quả này cho thấy hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở các lĩnh vực này đều có nhiều tiềm năng để cải thiện.
Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, để nâng cao hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần thường xuyên rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa và áp dụng số hóa triệt để quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Việc sớm có cơ chế kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng yêu cầu thông tin không cần thiết đối với các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
“Với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và là cơ quan đầu mối thực hiện Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã, đang và sẽ nỗ lực hết sức phối hợp, hợp tác với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Cơ chế này”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết.
Ông Bradley Bessire, Quyền Giám đốc USAID Việt Nam nhận định: “USAID tin rằng đối thoại giữa các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân sẽ mang lại sự minh bạch và các cải cách hiệu quả hơn. Nếu được thực hiện, các kết quả của cuộc Khảo sát sẽ giúp đẩy mạnh cải cách hơn nữa ngành Hải quan.
Chúng ta cần phải chúc mừng cơ quan Hải quan Việt Nam vì những cải cách này đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, thương nhân và nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vietcombank Long An trao thưởng cho khách hàng trúng thưởng xe Honda Vision 2023 phiên bản thể thao
- ·Bình Dương: Tặng bằng khen cho tay cơ vô địch thế giới Bao Phương Vinh
- ·Từ 1/1/2023, thực hiện quy định mới về cảnh sát cơ động
- ·Giỗ tổ môn phái Võ Lâm Tân Khánh – Bà Trà
- ·Hà Nội: Kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật bằng những hành động cụ thể, thiết thực
- ·Quy định mới về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô
- ·Đại hội thành lập Liên đoàn Yoga tỉnh Bình Dương lần I, nhiệm kỳ 2023
- ·Tái sử dụng pin
- ·Quy mô vốn trung bình của EU tại Việt Nam đạt 12 triệu USD/dự án
- ·Haiphongioc.vn
- ·Cúp sân 7 người Quốc gia 2023: Bamboo FC đánh rơi ngôi vương đáng tiếc
- ·Xây dựng, quản lý, kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
- ·Quả bóng vàng Việt Nam 2023: So bó đũa, chọn cột cờ
- ·Vụ Hè Thu 2023: Nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ
- ·Đã phân bổ trên 90% vốn đầu tư công; 1.334 tỷ đồng xây dựng cầu Lại Xuân
- ·TP.HCM lựa chọn nhà thầu cho 2 dự án trọng điểm
- ·Đầu tư ở Việt Nam năm 2023: Hy vọng vào “của để dành”
- ·Sửa đổi Luật đầu tư công: Toàn diện, khẩn trương, khơi thông nguồn lực cho phát triển
- ·Hà Tĩnh đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp