【bảng xếp hạng brazil serie a】Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xuất khẩu nông lâm thủy sản phải hướng tới mốc 100 tỷ USD
|
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thành tựu chung của đất nước
Phát biểu kết luận tại hội nghị đối thoại trực tiếp với nông dân diễn ra ngày 31/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá buổi đối thoại đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí với tình cảm dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng cho biết, năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân và doanh nghiệp cả nước, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, chúng ta dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.
Trong thành tựu chung của cả nước, ngành Nông nghiệp, phát triển nôn thôn, người nông dân đóng góp rất quan trọng. Nổi bật là kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, xuất siêu 18 tỷ USD, trong khi xuất siêu cả nước chỉ khoảng 24-25 tỷ USD, tức là nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số xuất siêu của cả nước; các mặt hàng nông sản Việt Nam có mặt tại 190 nước trên thế giới.
Một nội dung nữa khẳng định vai trò vị thế của ngành Nông nghiệp, đó là chúng ta không chỉ sản xuất đủ ăn mà còn thặng dư cao, xuất khẩu được trên 9 triệu tấn gạo, mang về hơn 5 tỷ USD. góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghi. Ảnh: N.Bắc |
Thủ tướng nhấn mạnh, không những chúng ta có trách nhiệm đóng góp lương thực cho cộng đồng quốc tế mà còn thu lợi nhuận cho nông dân. Điều đó ngày càng khẳng định việc chúng ta xác định con đường xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh là vô cùng đúng đắn. Đó không chỉ là mục tiêu tham vọng rất lớn, nhiều người nói là bất khả thi mà chúng ta vẫn phải quyết tâm thực hiện. Đó là khát vọng của dân tộc, của đất nước, khó mấy cũng phải làm.
"Chúng ta phải đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 100 tỷ USD trong những năm tới", Thủ tướng phát biểu và trân trọng cảm ơn đóng góp của ngành Nông nghiệp, phát triển nông thôn, của nông dân với sự phát triển của đất nước và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.
Phát triển kinh tế nông nghiệp thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu
Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Trước hết, thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng lấy ví dụ, việc tháo gỡ cơ chế, chính sách với khoán 10, khoán 100 trước đây đã biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; tỷ lệ hộ nghèo từ 67% đến nay chỉ còn 1,93%. Điều này cho thấy nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá buổi đối thoại đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí với tình cảm dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. |
Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng… Từ đó, tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc hơn.
Các đại biểu tham dự và đặt câu hỏi về nông nghiệp, nông thôn tại hội nghị đối thoại. |
Vấn đề tiếp theo là công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp… Đồng thời, phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, bởi đất đai là hằng số, là nguồn lực có hạn.
Đối với vấn đề vốn và bảo hiểm, theo Thủ tướng muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng – hưởng để khuyến khích.
Nhấn mạnh về vấn đề thị trường, Thủ tướng cho biết, phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.../.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe với nông dân. Thủ tướng kêu gọi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất – đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Triệt phá băng nhóm cho vay nặng lãi F86 ‘alô là có tiền’
- ·Lấy 'Tăng trưởng xanh
- ·Thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu xanh
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Quảng Ninh: Đông Triều
- ·Hai điểm du lịch ở Quảng Nam 'nói không' với rác thải
- ·Doanh nghiệp chung tay dùng nhựa tái sinh, chặn đứng thảm họa môi trường
- ·TS Võ Trí Thành: Kinh tế tuần hoàn là vấn đề sống còn của nhân loại
- ·Hà Nội thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế
- ·Cộng đồng, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
- ·Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong bộ máy hành chính cấp xã
- ·Kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông
- ·Phân loại rác tại nguồn ở Hải Phòng: Hàng loạt đơn vị chung tay
- ·Nói không với túi nilon: Bắt đầu từ các bà nội trợ
- ·Để mua và sử dụng điều hòa hiệu quả (bài 1)
- ·Park Min Jae qua đời ở tuổi 32
- ·Phú Quốc hướng tới thành phố đảo không rác thải nhựa
- ·Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
- ·Lợi dụng kẽ hở, đưa chất cấm vào thị trường trong nước
- ·Dùng bao bì thân thiện môi trường: Nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp