【soi keo thom】Sau nhập siêu 2,7 tỷ USD, cán cân thương mại sẽ sớm cải thiện?
Nhập siêu hơn 7 tỷ USD từ các thị trường ASEAN | |
Xuất khẩu giảm mạnh,ậpsiêutỷUSDcáncânthươngmạisẽsớmcảithiệsoi keo thom nhập siêu gần 2 tỷ USD trong nửa đầu tháng 7 | |
Nhiều bất ổn, nhưng cả năm Việt Nam vẫn sẽ xuất siêu khoảng 2 tỷ USD |
Ngành dệt may, da giày đang đứng trước nguy cơ rủi ro rất lớn là khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác .Ảnh: N.Huế |
Theo thông tin mà Bộ Công Thương vừa công bố sáng nay 2/8/2021, tính chung 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%; nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng đầu năm nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.
Bộ Công Thương đánh giá, nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của hầu hết mặt hàng, nhóm hàng 7 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên đà tăng trưởng này đang có phần chậm lại do dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như việc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vắc xin trong nước.
Dự báo, nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử của Việt Nam. Một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, các Hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Đáng chú ý, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.
Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. “Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản… Vì vậy, cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới”, đại diện Bộ Công Thương nói.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do trên thế giới khu vực Đông Nam Á tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia như Indonesia hay Thái Lan…
Trong nước, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương là khu vực sản xuất hàng hóa lớn, có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu của cả nước. Một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ khiến cho gián đoạn quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Việc thiếu container rỗng và giá cước vận chuyển tăng cao cũng là trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong những tháng cuối năm nay.
Ở góc độ ngành hàng, Bộ Công Thương phân tích thêm, đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da giày, cùng với đà hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, cùng với xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sau dịch bệnh, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới.
Dù vậy, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp đã và đang phải cố gắng duy trì sản xuất cùng với nguy cơ rủi ro rất lớn là khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác. Đến khi dịch được kiểm soát, việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn và cần phải có quá trình.
Trong 7 tháng đầu năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%). Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 48,5%... |
(责任编辑:La liga)
- ·Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi
- ·Australia hỗ trợ Việt Nam 5 triệu AUD phục hồi kinh tế
- ·Khẩn trương bơm vốn cho cao tốc Bến Lức – Long Thành
- ·Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc nối tỉnh Đắk Nông và Tp.HCM
- ·Những điểm ‘đặc biệt’ trong tuyên bố chung Triều Tiên – Hàn Quốc mới được công bố
- ·TP.HCM: Chậm giải phóng mặt bằng tuyến Metro số 2
- ·Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công
- ·Quảng Ngãi: Nhà máy rác Nghĩa Kỳ nguy cơ thành... rác
- ·'Lộ diện' 3 nhà khoa học được đề xuất trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019
- ·Trung Nam khẩn trương xây dựng dự án điện mặt trời 450 MW tại Ninh Thuận
- ·Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6,7%
- ·Người đại diện pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh có hợp lệ?
- ·Chuyển 8 dự án cao tốc Bắc
- ·U22 Việt Nam gọi 3 cái tên của Bình Dương lên hội quân
- ·Thông tin mới nhất vụ rơi máy bay ở Nga làm 71 người thiệt mạng
- ·Dừng hoạt động của Tổ giám sát liên ngành về đấu thầu cao tốc Bắc – Nam
- ·Real đứng chót bảng B Champions League
- ·Bộ GTVT nêu hướng triển khai tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Bình Định
- ·Tàu ngầm ‘sát thủ tàu sân bay’ lần đầu tiên được Nga cho lộ diện
- ·Đà Nẵng đề xuất chi 1.150 tỷ đồng vốn đầu tư công làm 4 bảo tàng