【trực tiếp trận đấu】Hiểm hoạ nhà ở ven sông
(CMO) Nhà ở ven sông được xem là nét văn hoá đặc trưng của cư dân miền sông nước Nam Bộ. Khi hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng càng tạo thuận lợi cho các hộ sống ven sông vì có thể kinh doanh mua bán cả trên bộ, dưới thuyền.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đều có nhà ở ven sông. Trong đó, xã Trần Thới có gần 130 căn, đây được xem là địa phương có số nhà ở ven sông nhiều nhất trong huyện. Nguy hiểm hơn, những căn nhà ven sông ở xã Trần Thới chủ yếu nằm trên tuyến sông Bảy Háp và kênh xáng Đông Hưng. Đây là tuyến sông có dòng chảy khá mạnh và biên độ thuỷ triều dao động rất lớn. Nhất là vào mùa triều cường, nước sông dâng lên khá cao làm cho hầu hết những căn nhà ven sông ít nhiều bị ảnh hưởng.
Nhiều căn nhà ven sông trên tuyến sông Bảy Háp. |
Bà Huỳnh Thị Út, ấp Đầm Cùng, xã Trần Thới, năm nay hơn 80 tuổi và có gần 20 năm sinh sống trong căn nhà sàn ven sông bằng nghề mua bán gạo cám, tạp hoá.
Bà Út cho biết: "Dẫu biết rằng làm nhà sàn ven sông luôn đối mặt với hiểm hoạ thiên tai, nhưng bù lại rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, mua bán. Vì vậy, nhiều năm qua, gia đình tôi vẫn bám trụ với căn nhà sàn trên sông đầy hiểm hoạ này".
Hoàn cảnh bà Út cũng là hoàn cảnh chung của nhiều hộ dân có nhà ở ven sông trên địa bàn xã Trần Thới. Ai cũng có chung tâm trạng lo lắng về sự hiểm nguy khi thiên tai xảy ra, nhưng vì mưu sinh nên đành chấp nhận thực tế này.
Phó ấp Đầm Cùng, xã Trần Thới Dương Thanh Tùng cho biết, hiện trên địa bàn ấp có gần 30 căn nhà sàn được xây cất ven sông, chủ yếu tập trung khu vực chợ Đầm Cùng và nằm ven theo tuyến sông Bảy Háp. Đây là nơi có mực nước thuỷ triều dao động rất lớn, cộng với dòng chảy mạnh nên nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông rất cao. Đặc biệt, những ngày gần đây, một số nơi xảy ra sạt lở đất, làm hư hỏng nhà ở và tài sản, gây tâm lý hết sức lo lắng đối với những hộ dân có nhà ở ven sông.
Ngoài nỗi lo về thiên tai, những căn nhà ven sông trên địa bàn xã Trần Thới được xây dựng theo hình thức nhà sàn, cột làm bằng bê-tông cốt thép, nhưng quá trình thi công khá đơn giản, chủ yếu dùng sức người để gia cố trên những bãi đất ven sông nền móng yếu. Từ đó, khả năng chịu lực của căn nhà bị hạn chế và thường xuyên bị sụp lún.
Nguy hiểm hơn, những trụ cột nhà sàn ven sông có kết cấu bằng bê-tông cốt thép, khi gặp nguồn nước mặn, phần cốt thép bên trong dễ bị rỉ sét và nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, dẫn đến tuổi thọ nhà bị rút ngắn. Nếu không khắc phục, sửa chữa kịp thời, nguy cơ xảy ra sập đổ rất lớn, nhất là vào mùa mưa bão và triều cường thường xuyên dâng cao.
Đề cập đến giải pháp phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão đối với những trường hợp xây cất nhà ở ven sông, Phó chủ tịch UBND xã Trần Thới Lê Văn Vũ cho biết: "Đã qua, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động những hộ dân có nhà ở ven sông thường xuyên kiểm tra, gia cố nền móng, phòng chống sụp lún và sạt lở đất. Riêng đối với những trường hợp nhà ở ven sông không còn vững chắc, vận động người dân di dời đến nơi ở mới đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con".
Mặc dù người dân biết rõ nhà ở ven sông thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, nhưng vì mưu sinh nên nhà ở ven sông tiếp tục tồn tại. Đây là thách thức đặt ra đối với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2018 và những năm tiếp theo, khi biến đổi khí hậu luôn gây ra những hiểm hoạ khó lường./.
Việt Tiến
(责任编辑:World Cup)
- ·Cà Mau: Phát hiện 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- ·Núi lửa, điểm hẹn mới của du lịch đi bộ đường dài
- ·Lộc cộc lối xưa
- ·Tưng bừng Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia
- ·Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực từ 23 giờ ngày 31/12/2020
- ·Sức sống phi thường của Truyện Kiều
- ·Khởi động cuộc thi Vẽ tranh theo sách
- ·Tạo điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân
- ·Quảng Nam dự kiến đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021.
- ·Người cha tốt và người cha tồi
- ·Vụ ‘xe biển xanh đón người nhà lãnh đạo’: Bộ Công Thương vẫn chưa xử lý xong?
- ·Nhà ở truyền thống ở Bình Phước và vấn đề bảo tồn (Bài 1)
- ·Kêu gọi cộng đồng chung tay phục dựng nhà Lang dân tộc Mường
- ·Khám phá ẩm thực Nam Bộ: Thưởng thức Bánh xôi chiên phồng
- ·Hàng loạt ‘ông lớn’ bất động sản nợ thuế bị Cục thuế Hà Nội ‘bêu tên’
- ·Dấu ấn Việt Nam trong triển lãm ảnh của cựu phóng viên CH Séc
- ·Thống nhất đầu mối quản lý di tích về các phòng di sản văn hóa
- ·Những nét độc đáo trong văn hóa của dân tộc Lô Lô
- ·Hành trình vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng ‘đảo quốc sư tử’
- ·Tiếp tục triển khai dự án khu du lịch hồ Suối Cam