会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số nagoya】Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ II)!

【tỷ số nagoya】Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ II)

时间:2024-12-23 23:03:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:731次

Kỳ II: Ưu tiên cho các ngành công nghiệp nền tảng

Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ II)
Công nghiệp vật liệu - một trong những ngành công nghiệp nền tảng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp vật liệu nói chung và công nghiệp vật liệu chế tạo nói riêng của nước ta kém phát triển do rất nhiều nguyên nhân.

Về vĩ mô: Chúng ta quá chú trọng yếu tố giải quyết tăng trưởng trong ngắn hạn mà chưa quan tâm nhiều đến tăng trưởng trong dài hạn; thiếu sự quan tâm của các cấp; đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu.

Về vi mô: Công nghiệp vật liệu đòi hỏi trình độ công nghệ cao, yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Trong khi các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nhỏ bé, vốn ít, chỉ đầu tư theo lợi nhuận trước mắt, thiếu tầm nhìn dài hạn, lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, nguồn nhân lực xã hội chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt thiếu nghiêm trọng đội ngũ kỹ sư, lao động có trình độ tay nghề cao…

Có lúc, có nơi, với tầm nhìn ngắn hạn, từ những vật liệu quý hiếm đến thông thường được tổ chức khai thác chế biến thô rồi xuất khẩu, sản phẩm cạnh tranh của Việt Nam đã bị nước ngoài lấy mất từ khâu chế biến tinh dạng nguyên liệu. Họ đã sử công nghệ hiện đại để tinh luyện ra các sản phẩm là các loại vật liệu chế tạo. Như vậy, với tầm nhìn dài hạn Việt Nam chưa chú trọng đầu tư thu lợi lâu dài thông qua chuỗi giá trị của sản phẩm và các ngành sản xuất khác mang lại.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đưa ra một số sơ đồ tóm tắt của công nghệ sản xuất vật liệu chế tạo; sơ đồ phân loại công nghiệp; sơ đồ sản phẩm cạnh tranh tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu để tham khảo.

Nhìn vào sơ đồ 1 và các số liệu thống kê cho thấy: Công nghệ sản xuất vật liệu và vật liệu chế tạo của Việt Nam hầu hết mới dừng lại ở công đoạn chế biến thô hoặc sâu hơn nữa là chế biến tinh nhưng tỷ lệ này cũng rất hạn chế, phần còn lại của sản phẩm công nghiệp cạnh tranh nằm ở phía nước ngoài. Các ngành sản xuất công nghiệp và công nghiệp chế tạo lại phải nhập khẩu lại từ các quốc gia khác.

Sơ đồ 2 phân loại công nghiệp cho thấy:

1- Công nghiệp “chế tạo” là công nghiệp nền tảng bao gồm:

- Công nghiệp vật liệu

- Năng lượng

- Máy móc

- Dây chuyền sản xuất

- Công nghệ

- Tư liệu sản xuất

- Sản phẩm hàng hóa...

2- Công nghiệp “phụ trợ” bao gồm:

- Nhà xưởng

- Kho, bãi

- Bao bì, nhãn mác

- Thương hiệu

- Vận chuyển

Công nghiệp “phụ trợ” là lĩnh vực trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị, có thể làm tăng hoặc giảm bớt chi phí cho giá thành sản phẩm.

3- Công nghiệp “hỗ trợ”:

- Công nghiệp dịch vụ,

- Công nghiệp văn hóa,

- Đô thị,

- Môi trường...

Các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Công nghiệp văn hóa, công nghiệp dịch vụ, đô thị... có vai trò hỗ trợ cho công nghiệp hóa phát triển.

Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai tiến trình song hành thúc đẩy hỗ trợ nhau. Nếu công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, đô thị phát triển chậm so với công nghiệp hóa, không đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp thì công nghiệp sẽ phát triển không bền vững. Khi đô thị phát triển nhanh hoặc quá nóng so với công nghiệp thì có thể phát sinh nhiều hậu quả về thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội...

Công nghiệp hỗ trợ là môi trường cho công nghiệp nền tảng, công nghiệp vật liệu phát triển, tuy không tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị nhưng là động lực quan trọng để hỗ trợ cho công nghiệp hóa phát triển. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách để điều chỉnh cho công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hóa phát triển nhanh, bền vững.

Sơ đồ 3 cho thấy: Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm cuối cùng qua các công đoạn ở các ngành công nghiệp như vật liệu chế tạo, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, thân máy, vỏ máy và nhiều sản phẩm trung gian khác cung cấp cho các nhà máy lắp ráp, chế tạo, dây truyền tự động là những sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Việt Nam là nước có lợi thế rất lớn về nguồn tài nguyên, trong đó có những tài nguyên quý hiếm có trữ lượng lớn, chất lượng cao, như: Đa kim Núi Pháo ở Thái Nguyên; sắt ở Thạch Khê (Hà Tĩnh); Bauxit ở Tây Nguyên; đồng Sinh Quyền ở Lào Cai; Titan ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Thái Nguyên; đất hiếm Sơn La; than ở Quảng Ninh, vùng đồng bằng Sông Hồng, Thái Nguyên...

Từ những vấn đề và ý tưởng nêu trên, chúng tôi đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật tiến hành nghiên cứu, đề xuất về các nhóm sản phẩm vật liệu công nghiệp nói chung và vật liệu chế tạo cho từng nhóm sản phẩm cạnh tranh để thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư với công nghệ mới, các nhà máy chế tạo, tự động; sản xuất các sản phẩm cạnh tranh thế hệ mới, tham gia hội nhập vào các dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị trong khu vực và quốc tế, để mỗi năm Việt Nam có được vài loại sản phẩm vật liệu, rồi hàng chục, hàng trăm theo sự quyết tâm của chính mình.

Sản xuất sản phẩm vật liệu chất lượng cao, cùng với việc đi tắt đón đầu sử dụng các công nghệ hiện đại, Việt Nam mới có thể đứng vững trên một nền kinh tế chủ động, bảo đảm quốc phòng- an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng công nghiệp hóa hiện đại. Chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình sớm hơn.

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế nghiên cứu đề xuất và xây dựng các chính sách hỗ trợ công nghiệp, trước hết là các chính sách ưu tiên cho công nghiệp nền tảng, trong công nghiệp nền tảng cần ưu tiên phát triển công nghiệp vật liệu chế tạo và vật liệu mới (Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Chiến lược phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và Chiến lược phát triển ngành cơ khí, chưa có Chiến lược phát triển vật liệu chế tạo và vật liệu mới), cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách, danh mục các sản phẩm cạnh tranh chủ yếu, đặc biệt là sản phẩm có công nghệ cao theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Tiêu chí nước công nghiệp Việt Nam.

Kiến nghị Bộ Chính trị có chủ trương xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp vật liệu chế tạo và vật liệu mới của Việt Nam từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Kiến nghị Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ công nghiệp, tạo thể chế kinh tế cho công nghiệp nói chung và chính sách kinh tế cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu chế tạo và vật liệu mới của Việt Nam cất cánh, chủ động hội nhập và cạnh tranh.

TIN LIÊN QUAN
Động lực khơi dậy tăng trưởng kinh tế cao (Kỳ I)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bphone 3 sở hữu tính năng khoá máy từ xa, chống trộm ở mức cao nhất
  • Việt Nam backs multilateralism in solving global challenges: Ambassador
  • Việt Nam, Argentina boost locality
  • NA Chairman Vương Đình Huệ visits Fidel Castro Ruz Centre
  • Bộ Tài chính: Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia là không phù
  • Armed with bamboo diplomacy, Việt Nam navigating headwinds: scholars
  • HCMC Party chief calls for closer ties with US
  • US State Secretary arrives in Hà Nội for official visit
推荐内容
  • Vụ nâng điểm ở Hà Giang: Hà Nội có nhiều điểm 10 nhất nước liệu có chấm lại?
  • We Are Custodians of This Memory. 80th Anniversary of the Warsaw Ghetto Uprising
  • Vietnamese PM seeks to bolster ties with US in trade, defence, climate change
  • Việt Nam seeks to foster relations with Czech Republic
  • Đề nghị giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sau 22/4
  • NA Chairman Vương Đình Huệ arrives in Havana, beginning official visit to Cuba