【ti le ma cau】Người biên soạn sách giáo khoa không được tham gia hội đồng chọn sách
Theườibiênsoạnsáchgiáokhoakhôngđượcthamgiahộiđồngchọnsáti le ma cauo đó, nguyên tắc lựa chọn SGK phải thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mối khối lớp lựa chọn một đầu mối SGK và việc chọn lựa SGK phải đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Đồng thời, việc lựa chọn SGK cũng phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng lựa chọn SGK (hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập. Mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học có SGK được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Số lượng thành viên trong hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 7 người.
Đặc biệt, thông tư nêu rõ, đối với người đã tham gia biên soạn SGK hoặc tham gia thẩm định SGK do các nhà xuất bản tổ chức, tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK và người làm việc ở các nhà xuất bản có SGK không được tham gia hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn SGK theo quy định tại thông tư này và quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn SGK của UBND tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, hội đồng đề xuất danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với người đứng đầu của các đơn vị này. Hội đồng sẽ tự giải thể sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Ngoài ra, thông tư cũng đưa ra các quy định về trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố; sở GDDT; UBND cấp huyện; phòng GDĐT và của cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, UBND cấp tỉnh, thành phố sẽ căn cứ tiêu chí lựa chọn SGK tại thông tư này để lựa chọn SGK phù hợp với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Sở GDĐT, UBND cấp huyện tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK theo đúng quy định. Đặc biệt, UBND cấp tỉnh phải đảm bảo kinh phí theo phân cấp quản lý để các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn SGK.
Sở GDĐT báo cáo Bộ GDĐT, UBND tỉnh và cung cấp thông tin cho nhà xuất bản có SGK được lựa chọn về danh mục, số lượng sách cần cung ứng (bao gồm cả số lượng dự phòng) để bảo đảm đầy đủ SGK trước khi bắt đầu mỗi năm học mới…
Cơ sở giáo dục phổ thông báo cáo sở GDĐT (đối với cấp trung học phổ thông), phòng GDĐT (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) về kết quả lựa chọn SGK. Sử dụng SGK đã được lựa chọn trong tổ chức dạy và học; hướng dẫn giáo viên, cha mẹ học sinh sử dụng SGK theo quy định. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn SGK.
Việc công bố danh mục SGK được lựa chọn sẽ do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng./.
Hạnh Thảo
(责任编辑:Thể thao)
- ·Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022
- ·Thực hiện Chỉ thị 30: Chặt đứt nhiều đường dây buôn lậu thuốc lá chuyên nghiệp
- ·Kho bạc Nhà nước công bố tỷ giá hạch toán ngoại tệ trong thu chi ngân sách tháng 2/2024
- ·TP.HCM: Niêm phong khoảng 200 tấn thức ăn chăn nuôi nghi sử dụng chất cấm
- ·Đổi mới sáng tạo mở: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 138 phát hành ngày 17/11/2019
- ·Phú Yên: Tịch thu nhiều đồ chơi trẻ em có tính bạo lực vận chuyển không giấy tờ
- ·Thái Bình: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết
- ·Hà Nội cho phép hoạt động thể thao ngoài trời, sân golf hoạt động trở lại từ 0h00 ngày 26/6/2021
- ·Khó chống thuốc lá nhập lậu, vì sao? Bài 1: “Dân buôn” lộng hành và liều lĩnh
- ·Tác hại khi sử dụng phải khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
- ·Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ thương hiệu
- ·Thanh tra Chính phủ thanh tra công tác quản lý đất, cấp phép xây dựng tại Hà Nội
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chăm lo người dân vì “dân là gốc rễ, gốc rễ bền thì cây mới bền”
- ·Xử lý triệt để chất thải y tế, chất thải địa phương để phòng, chống dịch bệnh COVID
- ·Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ thương hiệu
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 136 phát hành ngày 12/11/2019
- ·“Chùn tay” trước Nghị định 124/2015/NĐ
- ·Vì đâu hàng chục nhân viên tại Co.opmart Biên Hòa ngừng việc?
- ·Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong trung, dài hạn