【cách bắt lô an quanh năm】Tiếp tục tranh luận về quảng cáo rượu, bia
Chốt việc cấm quảng cáo rượu, bia từ 18 giờ đến 21 giờ | |
Tỷ lệ người Việt uống rượu, bia cao tăng chóng mặt | |
Ngăn chặn lạm dụng rượu, bia để giảm các vụ tai nạn giao thông thương tâm | |
Đảm bảo tính khả thi của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia |
Tại Toạ đàm, các đại biểu đã trao đổi và tham vấn ý kiến của các cơ quan, DN và các chuyên gia về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trong các Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia.
Tại Tọa đàm nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định về việc quản lý rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. |
Về các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia, ông Trần Hùng, Chủ tịch Hồi đồng chuyên môn Hiệp hội Quảng cáo nêu ý kiến, quy định các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như Điều 3 Dự thảo Luật là quá chặt chẽ và khó khả thi.
Theo ông Hùng, tại những địa điểm này, phần lớn những người chỉ dùng một hai lon bia để giải khát, khó có thể gây hại cho cộng đồng lại bị đánh đồng với những đối tượng lạm dụng, say xỉn dễ gây rối.
"Mặt khác với quy định này, các cơ quan quản lý sẽ khó có đủ lực lượng để quan sát, xử lý người uống bia, rượu tại những địa điểm đó như những quy định về xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng, xả rác ra đường. Do vậy, ý kiến này đề nghị tại các địa điểm này chỉ cấm tụ tập uống rượu, bia, gây mất trật tự nơi công cộng", ông Hùng cho hay.
Tại Tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Nghị định yêu cầu các biển quảng cáo rượu/bia ngoài trời phải được đặt ở vị trí cách ít nhất 200m từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, điều dưỡng, nhà trẻ, cơ sở giải trí cho người dưới 18 tuổi, ngoại trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia chưa thực sự hợp lý.
Sở dĩ như vậy là do, hiện nay với mật độ của các cơ sở y tế, giáo dục và giải trí cho trẻ vị thành niên ở khu vực thành thị, yêu cầu khoảng cách 200m là chưa khả thi với tình hình thực tế hiện nay mặt khác sẽ không có đủ điều kiện về nhân lực thi hành xử phạt cũng như chế tài xử phạt.
Chưa kể, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong bán kính 200m- mật độ của các trường học và cơ sở y tế rất dày đặc, chỉ còn lại một số ít địa điểm đáp ứng yêu cầu của dự thảo Nghị định.
Vậy nên một số đại biểu đề nghị chỉ nên hạn chế các bảng quảng cáo ngoài trời trong phạm vi 100m từ khuôn viên trường giáo dục, điều dưỡng, nhà trẻ, cơ sở giải trí cho người dưới 18 tuổi để phù hợp với thực tế và quy hoạch biển quảng cáo.
Về quy định về việc dán tem rượu, Điều 6 Dự thảo Nghị định yêu cầu rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem theo quy định.
Song đại diện Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát cho rằng, việc dán tem lên từng sản phẩm rượu chưa/không giải quyết được mực đích của việc quản lý, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mặt khác nếu dán tem để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái thì nên để vấn đề này cho bản thân DN tự giải quyết (từng DN sẽ chủ động có các giải pháp bảo vệ sản phẩm rượu của mình như dán tem khác hoặc bảo vệ chụp nắp của sản phẩm rượu...).
Vì vậy, vị này cho rằng cần xem xét thật kỹ quy định này để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong trường hợp vẫn giữ quy định về dán tem sản phẩm rượu, đề nghị Bộ Tài chính phải nâng cao chất lượng của tem (hạn chế tình trạng làm giả hoặc tái sử dụng được) mặt khác cũng xin kiến nghị cấp tem miễn phí cho các doanh nghiệp.
Tại Tọa đàm, nhiều ý kiến đề xuất nên có quy định về việc quản lý rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất.
Sở dĩ như vậy là do, hiện trên thị trường ước tính vẫn còn khoảng hơn 230 - 280 triệu lít rượu thủ công chưa quản lý được (chưa cấp phép, chưa có đăng ký với chính quyền và có tới 74,3% người uống rượu sử dụng loại rượu này).
Cũng theo Báo cáo Tình trạng sử dụng đồ uống có cồn năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có cồn không được kiểm soát chiếm tới 70% tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tại Việt Nam.
Chưa kể, sản phẩm rượu này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đặc biệt là gây thất thu ngân sách nhà nước. Cụ thể, theo báo cáo của công ty Nghiên cứu Eurmonitor (quy mô thị trường đồ uống có cồn năm 2015): Ước tổng thiệt hại từ thị trường bia, rượu trái phép tại Việt Nam ước khoảng 441 triệu USD/ năm (hơn10.000 tỷ đồng).
Mặt khác các vụ ngộ độc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng đến khả năng lao động đều có nguyên nhân là do sử dụng các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa cồn công nghiệp methanol.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Xiaomi ra mắt bộ đôi smartphone gập MIX Fold 4 và MIX Flip
- ·Hết Crowdstrike lại đến Google 'báo', 15 triệu người dùng Windows gánh họa
- ·Mách bạn cách tắt tự lưu ảnh trên Zalo
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·BHXH Việt Nam tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số
- ·Trung Quốc khai quật xưởng chế tác ngọc bích 3.400 năm tuổi
- ·Di chuyển bằng xe máy tiện lợi trên VietinBank iPay Mobile, tặng ngay 10 chuyến
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Cách xóa phông ảnh trên Canva bằng điện thoại
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Microsoft chưa hết 'họa', gamer, dịch vụ tòa án chịu trận
- ·iPhone SE 4 ra mắt đầu năm sau, màn OLED, chip giống iPhone 16
- ·Làm thế nào để sử dụng iMessage trên máy tính Windows
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Samsung Galaxy S24 Ultra sắp có cập nhật lớn về camera
- ·Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
- ·Thị trường điện máy chững lại, FPT Shop ra quyết định bất ngờ
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Sự cố 'màn hình xanh' làm khổ vô số nhân sự IT thế nào?