【keest quar bong da】Trung thu buồn của đứa bé mồ côi, mất bố mẹ khi mới vào lớp 1
Hôm nay,ồncủađứabémồcôimấtbốmẹkhimớivàolớkeest quar bong da một nhóm thiện nguyện từ TP.HCM đến thăm trường Tiểu học Nguyễn Văn Bửu (ấp 2, xã Mỹ Quí Tây, H. Đức Huệ, Long An) và phát quà cho học sinh nhân dịp Trung thu.
Học sinh các lớp được xếp theo từng hàng. Trên gương mặt trẻ thơ, đứa nào cũng hồn nhiên tư lự. Chúng hớn hở chờ quà.
Trong lúc bất chợt nhìn về các bé, chúng tôi bắt gặp gương mặt thất thần của một đứa trẻ. Nó không hăm hở như các bạn, ngược lại đôi mắt nó sụp xuống. Một nét buồn phảng phất lấn át hết vẻ thơ ngây. Dường như nó có điều gì uẩn khúc.
Chúng tôi tìm đến anh tổng phụ trách đội, được anh cho biết, đó là trường hợp đáng thương nhất trường. Em tên Đặng Gia Bảo, 8 tuổi, năm nay học lớp 3.
Ngồi chung với các bạn nhưng gương mặt Bảo đầy âu lo. |
Bảo là một đứa bé mồ côi. 2 năm trước mẹ Bảo, chị Nguyễn Thị Hồng Xuyến, 30 tuổi bị thiệt mạng trong khi đi lao động tại Trung Quốc. Chỉ ít tháng sau, cha Bảo lại qua đời sau một tai nạn giao thông trên đường đi làm việc. Năm ấy Bảo vừa vào lớp 1.
Nhà nội Bảo ở xa lại rất nghèo khổ không thể cưu mang đứa cháu bất hạnh. Bảo đành theo ngoại. Nhưng ngoại Bảo cũng không khá gì hơn, vẫn khó khăn trong cuộc sống.
Bảo rất chăm học. Năm nào cũng đạt học sinh khá giỏi. Cũng chính vì thế, nhà trường luôn tạo điều kiện cho Bảo trong việc học. Nhiều nhà hảo tâm đã cấp cho Bảo những suất học bổng để em có điều kiện tiếp tục việc học.
Khi chúng tôi gặp, cũng như các bạn, Bảo được tặng quà Trung thu. Nhưng em không vui, không mừng rỡ như các bạn. Sau khi nhận quà, Bảo chỉ biết nói lời cám ơn những cô bác đã thương tình. Chúng tôi hỏi Bảo vì sao thế, Bảo chỉ ra ngoài đường rồi nói, 'ngoại con đang ở nhà một mình. Ngoại đang bệnh nhưng phải bán hàng để kiếm sống không ai phụ ngoại hết, con lo lắm'.
Thì ra là vậy. Ở lứa tuổi của Bảo, lẽ ra em không phải lo âu phiền muộn nhưng cuộc sống đã cướp đi của em sự thơ ngây của một đứa trẻ.
Quà tặng được trao cho Bảo nhưng vẫn chưa thấy nụ cười. |
Chúng tôi ghé vào quán hủ tiếu và cơm trưa bên đường. Quán ọp ẹp cũ kỹ. Bàn ghế không nhiều và quán đang vắng khách. Chủ quán, một phụ nữ đứng tuổi đứng bên cạnh nồi nước lèo đang sôi ùng ục.
Hỏi chị công việc làm ăn, chị thở dài, 'ngày nào đắt khách lắm thì bán được khoảng 1,5kg bánh hủ tiếu, lời chừng 50.000đ. Ở đây là vùng quê biên giới, đa số là dân nghèo nên ít có người ăn. Khách chỉ là những người đi đường chợt ghé vào tìm chút gì cho ấm bụng'.
'Chị bán một mình không có ai phụ sao?', chúng tôi hỏi và được chị cho biết, 'nhà chỉ có 2 bà cháu lay lắt sống. Sáng nay nó vào trường tập trung nhận quà Trung thu rồi'.
Thì ra, đây là ngoại của Bảo. Chị là Nguyễn Thị Sằng, 50 tuổi.
30 năm trước chị có chồng. Khi sinh đứa con đầu lòng là mẹ Bảo được 7 ngày thì chồng bỏ đi biền biệt tới nay. Một mình chị nuôi con sống đến tận bây giờ. 'Nhưng, anh ơi cái số của tui sao nó đen đủi quá', chị than thở.
'Anh biết không nuôi con lớn khôn rồi nó có chồng. Vợ chồng nó ở với tôi. Tưởng cuộc sống sẽ an vui nào ngờ chỉ được vài năm, khi thằng Bảo vào lớp 1 thì mẹ nó nghe lời ngon ngọt nào đó tìm đường sang Trung Quốc kiếm việc làm. Rồi một hôm, tôi nhận được tin nó chết. Chắc là chôn bên đó chứ tiền đâu mà đưa xác về. Không lâu sau, cha nó bị tai nạn bỏ bà cháu tôi ra đi'.
Ngoại Bảo bên chiếc giường hàng ngày bà cháu thường nằm. |
Nấu hủ tiếu cho khách. |
'Thằng Bảo nhỏ mà tội lắm', chị nói tiếp. Nó rất chăm học. Tuy nhiên cũng có những lúc nó lơ là, tôi phải nói cho nó biết sự cần thiết của việc học, nó nghe lời và sửa đổi. Nó không đi chơi, chỉ quanh quẩn trong nhà. Nó làm tất cả những việc nó có thể làm được nên tôi cũng đỡ đi phần nào.
Có những lần tôi bệnh, nó đến tận giường chăm sóc cho ngoại. Nó nấu cháo rồi bưng vô đút cho tôi từng muỗng. 'Ngoại ráng ăn cho mau hết bệnh'. Câu nói của nó làm cho tôi ứa nước mắt', người phụ nữ nói, mắt nhòe lệ.
Bà đưa chúng tôi dạo quanh nhà. Nhìn vào chiếc giường hai bà cháu nằm, phía trên mái tôn bị thủng nhiều chỗ, chúng tôi hỏi: 'Như vậy mưa sao chị ngủ'?.
'Mưa thì mình né sang chỗ không dột. Cố gắng lắm nhưng tiền ăn còn chưa đủ lấy đâu sửa nhà', chị buồn bã than thở.
Ông Nguyễn Văn Lập - Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Bửu, nơi Bảo theo học, cho biết trường hợp của Bảo rất đáng thương. Nhà trường luôn tìm cách giúp cháu được thuận lợi trong việc học.
Chúng tôi trở lại trường vừa đúng lúc các học sinh ra về. Chúng hớn hở, vui tươi. Gặp Bảo đang bước nhanh. 'Con có chơi Trung thu với các bạn không?', chúng tôi cất tiếng.
'Ngoại đang bệnh chắc là con không chơi được. Thôi con hẹn chị Hằng và chú Cuội sang năm'. Bảo trả lời chúng tôi với giọng buồn thiu ...
Trung thu rộn tiếng cười của các học sinh vùng biên giới
Một nhóm thiện nguyện với hơn 30 người từ TP.HCM mang theo rất nhiều quà Trung thu đến chơi và vui với các bé thiếu nhi ở vùng biên giới giáp với Campuchia.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
- ·Chủ động phòng, chống cháy nổ mùa khô
- ·Chính thức công bố Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Nâng cấp hạ tầng, chủ động ứng phó thiên tai
- ·TP.Tân Uyên: Hơn 300 tình nguyện viên tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Bạc Liêu: Sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Bước chuyển mới
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Cả nước có 6.924 thí sinh trúng tuyển vào các học viện, nhà trường quân đội
- ·Nghị lực vượt khó
- ·Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Phối hợp tổng kiểm tra, chống khai thác IUU
- ·Quân khu 9 tổ chức chương trình giao lưu cùng cán bộ, chiến sĩ
- ·Giúp trẻ hòa mình vào thiên nhiên
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Xây dựng trường chuẩn quốc gia