【bảng xếp hạng duc】Ba ‘điểm sáng’ thành công lớn của ngành Tài chính đã làm được
Đây là đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khi trao đổi với phóng viên TBTCVN bên hành lang phiên họp tổ tại Quốc hội sáng ngày 24/10.
* PV: Thưa đại biểu,điểmsángthànhcônglớncủangànhTàichínhđãlàmđượbảng xếp hạng duc trong đợt này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn. Với cá nhân mình, lá phiếu của đại biểu sẽ dựa trên những căn cứ nào để bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức danh này?
- Đại biểu Nguyễn Đức Kiên:Các đại biểu Quốc hội khi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh được Quốc hội bầu, thì tiêu chuẩn đầu tiên phải căn cứ vào nhiệm vụ mà họ được giao kể từ thời điểm họ được bầu vào tháng 7/2016.
Trước thời điểm bỏ phiếu 1 tháng, những người được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đã gửi báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân tới các đại biểu Quốc hội. Do vậy, các đại biểu sẽ căn cứ vào kiểm điểm của từng cá nhân và tình hình kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thảo luận trong những ngày vừa qua, cũng như của cả 5 kỳ họp trước, để tiến hành đánh giá thông qua lá phiếu của mình.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: NLĐ. |
* PV: Bản thân đại biểu có sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực nào trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này?
- Đại biểu Nguyễn Đức Kiên:Nói chung, với tư cách của một người làm nghiên cứu kinh tế, tôi có nhiều thuận lợi hơn khi tiếp cận đến các vấn đề liên quan tới kinh tế. Nhưng là một đại biểu chuyên trách trung ương, chúng tôi cũng phải có trách nhiệm quan tâm tới các vấn đề về xã hội. Cho nên, các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động... như các phóng viên đã thấy, những vấn đề “nóng” được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội phần nhiều là do các đại biểu chuyên trách nêu ra.
Tôi cho rằng, kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường là 3 trụ cột để phát triển đất nước, nên không có lĩnh vực nào được quá ưu ái.
* PV: Vậy đối với công tác tài chính – ngân sách, đại biểu đánh giá thế nào về kết quả đạt được của ngành Tài chính trong những năm qua?
- Đại biểu Nguyễn Đức Kiên:Có thể nói rằng, những năm vừa qua, công tác tài chính – ngân sách đã đạt được 3 điểm thành công lớn.
Thành công thứ nhất là, chúng ta đã đảm bảo được bội chi ngân sách theo đúng kế hoạch Quốc hội đề ra. Điều này có được là nhờ chúng ta đã thực hiện nghiêm kỷ cương thu – chi ngân sách.
Thành công thứ hai là, kỳ hạn trả nợ trung bình của Việt Nam đã được kéo dài. Trước đây, kỳ hạn vay nợ trung bình chỉ có 4,6 năm, thì đến nay đã kéo dài hơn 6 năm. Điều này đã làm cho nền kinh tế giảm bớt áp lực trả nợ.
Trước đây, chúng ta dự báo, năm 2016, 2017 sẽ rơi vào đỉnh điểm trả nợ cho trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 và 5 năm đã phát hành ở nhiệm kỳ trước; nhưng do kỳ hạn nợ đã được kéo dài, “đỉnh nợ” đã giãn ra không còn quá cao, từ đó làm giảm áp lực cho nền kinh tế.
Thành công thứ ba, ngành Tài chính là một trong số ít các bộ, ngành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Điển hình như lĩnh vực Hải quan, trong nhiều năm qua, đây là một trong những đơn vị kiên trì thực hiện mô hình cục hải quan khu vực, cục hải quan liên tỉnh. Mô hình đó đến giai đoạn này lại được cả nước công nhận là một mô hình đúng đắn và bắt đầu được nhân rộng ra các lĩnh vực khác, điển hình như ngành Thuế với việc thí điểm thành lập chi cục thuế vùng. Lĩnh vực Kho bạc Nhà nước cũng đang được đổi mới tích cực theo mô hình này.
Với góc nhìn của mình, trong 3 năm vừa qua, tôi đánh giá 3 thành công trên là các điểm sáng mà ngành Tài chính đã làm khá tốt.
* PV: Trong công tác điều hành ngân sách, có thể nói, việc tuân thủ kỷ cương kỷ luật tài khóa là vấn đề hàng đầu. Đại biểu có chia sẻ gì về điều này?
- Đại biểu Nguyễn Đức Kiên:Ngành Tài chính là ngành phải làm việc trên tinh thần kỷ cương, kỷ luật rất cao. Luật Ngân sách nhà nước quy định chi tiêu ngân sách thế nào thì phải chi tiêu đúng như thế; hay các luật thuế quy định thu ngân sách như thế nào thì phải thu đúng như thế. Tôi luôn cho rằng, với ngành Tài chính, kỷ luật tài khóa là vấn đề quan trọng nhất.
Tuy nhiên, trong những năm qua, có một vấn đề khác cũng quan trọng không kém là ngành Tài chính đã kết hợp được sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương đến cả các tổ chức tài chính quốc tế uy tín, để cùng tham gia với ngành Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. Kỷ cương tài khóa vẫn là quan trọng nhất, nhưng đã huy động được mọi người, mọi tổ chức cùng hiểu và cùng ngành Tài chính thực hiện. Nếu như trước đây, có thể chỉ một mình ngành Tài chính làm, thì bây giờ đã có nhiều người hiểu và nhiều người cùng làm, nên sẽ giúp ngành Tài chính giảm bớt áp lực.
* PV: Xin cảm ơn đại biểu!
Duy Thái
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ban hành tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh
- ·VN attends IAEA Board of Governors meeting
- ·VN, US boost cooperation in overcoming war consequences
- ·Việt Nam becomes Vice President of UN General Assembly
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2022
- ·Việt Nam, Oman mark 30 years of diplomatic ties
- ·PM meets President of Lao State Inspection Authority
- ·Peace, friendship insignia conferred upon Australian Ambassador
- ·Y tế Đồng Tháp ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải
- ·110th birthday of late leader marked in Vĩnh Long
- ·Chi phí học TOEIC bao nhiêu tiền tại các trung tâm
- ·NA Chairman met with Lao former Prime Minister, former NA Chairman
- ·Việt Nam to introduce national development strategies at 2022 Davos WEF: Ambassador
- ·Party committees of 2016
- ·Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại tỉnh An Giang
- ·Party committees of 2016
- ·NA Chairman visits Lao Champasak Province
- ·PM welcomes Intel’s investment expansion in Việt Nam
- ·Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách TW
- ·PM welcomes Intel’s investment expansion in Việt Nam