【diễn biến chính werder bremen gặp rb leipzig】Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
(CMO) Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội. Ðặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì hình thức thanh toán này thể hiện rõ ưu thế về tính an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm và đó cũng phù hợp với xu hướng hiện nay. Công ty Ðiện lực Cà Mau đã và đang phát triển thanh toán tiền điện hình thức không dùng tiền mặt, từng bước mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
Hiện có nhiều kênh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn để thực hiện. |
Phó giám đốc Kinh doanh, Công ty Ðiện lực Cà Mau Hồ Mộng Ðợi cho biết, đến thời điểm hiện tại, 10 phường thuộc TP Cà Mau và 9 thị trấn thuộc các huyện đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức trung gian (TCTG) với tổng số 88.183 khách hàng, đạt 100%.
Trước đây, bà Nguyễn Trúc Phương (Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau) đóng tiền điện cho nhân viên điện lực đến thu trực tiếp tại nhà, nhưng từ khi được tuyên truyền thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thì bà chuyển sang đóng tiền điện qua TCTG là Ðiện Máy Xanh. Bà Phương chia sẻ: “Tiện ích khi đóng tiền điện qua TCTG là tôi có thể chủ động thời gian, sau khi nhận thông báo tiền điện qua tin nhắn điện thoại, sẽ đến Ðiện Máy Xanh đóng. Không như trước đây, có khi nhân viên điện lực lại nhà nhiều lần nhưng gia đình đi công việc nên bất tiện, khi tới hạn mà chưa kịp đóng còn bị công ty thông báo sẽ cắt điện”.
Cùng ngụ Khóm 1, Phường 8, ông Nguyễn Văn Vinh cho biết, trước giờ ông đóng tiền điện qua Vietcombank, thời gian tới ông sẽ cài đặt Zalopay để có thêm kênh có thể nhận thông báo tiền điện và thanh toán tiền điện qua hình thức này.
Theo ông Hồ Mộng Ðợi, hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt ngày càng tiện dụng. Khách hàng dễ dàng và nhanh chóng trả tiền điện Online mọi lúc, mọi nơi. Người dân chỉ cần sử dụng điện thoại hay các thiết bị có kết nối Internet là có thể thanh toán tiền điện nhanh chóng, chính xác, tránh được các rủi ro so với việc chi trả tiền mặt. Hiện nay, khách hàng có thể trả hoá đơn điện ngay trên ví Momo, ZaloPay, Payoo, ngân hàng…
Nếu như việc thực hiện thanh toán tiền điện qua ngân hàng và các TCTG tại 10 phường thuộc TP Cà Mau và 9 thị trấn của các huyện đạt 100% khách hàng, thì tại khu vực nông thôn của tỉnh tỷ lệ rất thấp, đạt 2,75%, đứng thứ 21/21 Công ty Ðiện lực thuộc Tổng Công ty Ðiện lực miền Nam.
Theo ông Hồ Mộng Ðợi, nguyên nhân là do khách hàng khu vực nông thôn, trong đó có khoảng 30-40% khách hàng thuộc khu vực trung tâm các xã, khu vực chợ... hiện có tài khoản ngân hàng, có thể sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng do Ðiện lực vẫn tổ chức thu tiền điện tại nhà, nên họ không sẵn sàng hưởng ứng. Trong khi đó, các tỉnh bạn đã tổ chức ngưng thu tiền điện tại nhà đối với nhiều khu vực tại nông thôn, nên tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng và TCTG đạt tỷ lệ cao. Một nguyên nhân nữa là do tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng khu vực nông thôn còn thấp và theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP, ngày 1/1/2019 của Chính phủ chỉ khuyến khích người dân tham gia chứ không bắt buộc.
“Tuy nhiên, thực tế một số khu vực nông thôn: trung tâm xã, chợ xã..., nhiều người dân đã mở tài khoản ngân hàng và điểm thu tiền điện cố định của các ngân hàng, TCTG đảm bảo thuận tiện cho thanh toán tiền điện. Giải pháp điểm thu cố định chỉ là giải pháp tạm thời để hỗ trợ người dân, góp phần thay đổi thói quen của người dân trong giai đoạn chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù ngành điện đã phối hợp với địa phương để thực hiện tốt công tác truyền thông, nhưng nếu chúng ta không ngưng thu tại nhà thì người dân cũng không sẵn sàng hưởng ứng. Việc này ảnh hưởng đến chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh”, ông Hồ Mộng Ðợi cho biết thêm.
Ông Hồ Mộng Ðợi cũng thông tin, để từng bước tăng dần tỷ lệ người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, công ty kiến nghị Sở Công thương xem xét, tham mưu UBND tỉnh có chủ trương cho Công ty Ðiện lực Cà Mau triển khai ngưng thu tại nhà khu vực các xã còn lại, trong đó ưu tiên thực hiện trước các khu vực đông dân cư như trung tâm xã, chợ... là những nơi có điều kiện thuận lợi về điểm thu, ngân hàng... để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tại những khu vực tổ chức ngưng thu tại nhà, điện lực phải lập danh sách khách hàng có hoàn cảnh khó khăn (người già, neo đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...) để hỗ trợ thu tại nhà. Ðối với khu vực vùng sâu, vùng xa, sẽ phối hợp với các ngành, huyện, xã hỗ trợ để áp dụng hiệu quả./.
Phúc Duy
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lừa bán thực phẩm mùa giãn cách, người tiêu dùng cần cảnh giác
- ·Khan hiếm bất động sản đảo đô thị
- ·Hiểu về căn hộ hàng hiệu với chia sẻ của lãnh đạo Marriott International
- ·Doanh nghiệp công nghệ chạy đua săn lùng văn phòng
- ·Chủ động, sáng tạo để xây dựng niềm tin từ doanh nghiệp
- ·Phú Yên: Kế hoạch khai thác quỹ đất hơn 5,1 triệu m2 giai đoạn 2021
- ·Nuôi heo gây ô nhiễm
- ·Biệt thự và nhà liền kề Hà Nội “sống khỏe”
- ·Mua sofa giường hay sofa giá rẻ, nhớ đến ngay sofa Dũng Phát
- ·Thị trường văn phòng Hà Nội: Phân khúc hạng A khu trung tâm khan hàng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc Xuân mới khí thế mới, thắng lợi mới
- ·Tin tức về khách sạn Top 10 Châu Á tại Bình Thuận trên các báo quốc tế
- ·Cột đèn “nghiêng ngã”!
- ·Giao dịch đất nền giữa cơn sốt: Chủ yếu đầu cơ “lướt cọc”
- ·Những phương pháp giảm cân, giảm mỡ hiệu quả, an toàn cho chị em
- ·Câu chuyện ai cũng nên đọc: Ổ bánh mì và lão già kì quặc
- ·Thị trường bất động sản đón vận hội mới
- ·Mô hình làm việc kết hợp chưa thể cứu thị trường văn phòng
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
- ·Địa ốc Bắc Quảng Nam “ăn trả bữa”