【tiso trực tuyến】Tài Sản Trí Tuệ: Giải pháp vay vốn ngân hàng mới cho doanh nghiệp
Tài sản trí tuệchính là những loại tài sản vô hình mà doanh nghiệp sở hữu như các loại bằng sáng chế,àiSảnTríTuệGiảiphápvayvốnngânhàngmớichodoanhnghiệtiso trực tuyến bản quyền, thương hiệu và cả bí mật kinh doanh. Theo số liệu từ Ocean Tomo, một quỹ đầu tư hoạt động trong lĩnh vực tài sản trí tuệ, cơ cấu tài sản vô hình theo giá trị thị trường của 500 công ty trong danh mục S&P (Mỹ) đã tăng từ 17% năm 1975 lên mức 84% trong năm 2015.
Tài sản trí tuệ như bản quyền, thương hiệu, bí mật kinh doanh,… có thể mang lại giá trị khổng lồ cho doanh nghiệp
Hầu hết các công ty đều có bí mật kinh doanh ở dưới dạng nào đó như thông tin tài chính, giá cả, danh sách khách hàng… và những loại tài sản trí tuệ này có thể rất có giá trị. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán tài sản trí tuệ để thu tiền về, hoặc bán bớt tài sản để có tiền thực hiện tái cấu trúc khi bị phá sản.
Có nhiều phương thức để doanh nghiệp kiếm tiền từ tài sản trí tuệ, nhưng đối với ngân hàng, hoạt động này vẫn còn mới mẻ. Hiện tại, hoạt động đơn giản nhất đối với các ngân hàng thương mại vẫn là cho vay dựa trên tài sản thế chấp chính là các tài sản trí tuệ.
Tài sản trí tuệ là loại tài sản dùng để thế chấp khá đặc biệt, vì thông thường, ngân hàng dựa trên những loại tài sản thế chấp là hữu hình như bất động sản, nhà xưởng, máy móc, hàng tồn kho, khoản tiền gửi hay các loại chứng khoán.
Sử dụng tài sản trí tuệ như một loại tài sản thế chấp có thể là giải pháp vay vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
Nguồn tài trợ truyền thống từ ngân hàng hiếm khi đến được với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu tiếp cận được, những công ty này phải chấp nhận vay với giá cao, do ít có tài sản cố định có giá trị, nhất là công ty khởi nghiệp. Vì thế, sử dụng tài sản trí tuệ như một loại tài sản thế chấp cho các khoản vay ngân hàng có thể là giải pháp tìm vốn thay thế.
Ý tưởng về việc cho vay dựa trên tài sản thế chấp là tài sản trí tuệ đã bắt đầu manh nha tại Việt Nam. Nó đã trở thành chủ đề của một hội thảo diễn ra tại TP. HCM trong hai ngày 7 – 8/5. Hội thảo về tài trợ vốn có bảo đảm là tài sản trí tuệ này có sự tham gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia đến từ quốc tế và các ngân hàng Việt Nam.
Phát biểu trong hội thảo, bà Nguyễn Xuân Thảo, Giáo sư Luật, Trường Luật McKinney, Đại học Tổng hợp Indiana (Mỹ), đồng thời là chuyên gia về giao dịch đảm bảo của IFC, nói rằng việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản thế chấp cho những khoản vay đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì còn rất hiếm và mức độ chưa đầy đủ.
Tuy nhiên, hình thức sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản thế chấp cho những khoản vay chưa phổ biến ở Việt Nam
Theo bà Thảo, cho vay theo hình thức này hoàn toàn có thể thành công ở Việt Nam nếu các ngân hàng thực sự quan tâm. “Các doanh nghiệp cũng cần hiểu được giá trị tài sản trí tuệ của mình trong bối cảnh khuôn khổ pháp luật liên quan dần được hoàn thiện”, bà nói thêm.
Trong khi đó, ông John Kinzer, một chuyên gia về tài trợ vốn có đảm bảo là tài sản trí tuệ tham gia hội thảo, cho rằng: “Đối với những doanh nghiệp ở giai đoạn đầu phát triển, tài sản trí tuệ thường là tài sản đầu tiên và giá trị nhất. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”. Các lĩnh vực kinh doanh có giá trị tài sản trí tuệ cao thường là phần mềm, internet, phần cứng, công nghệ y tế và công nghệ sạch.
Theo ông John, bên cạnh những loại tài sản đảm bảo khác, việc nhận thêm tài sản sở hữu trí tuệ sẽ là một giải pháp giúp ngân hàng giảm thiểu các khoản cho vay thua lỗ trong trường hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp không như mong đợi.
Tuyết Trinh
Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 11/12
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Mỹ tăng lãi suất lên mức kỷ lục từ 2008, báo hiệu cuộc chiến lâu dài
- ·Lý do nào khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản nợ thuế khủng?
- ·Infographics: Truy hoàn và phạt vi phạm thuế 186 tỷ đồng
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Lạng Sơn đề nghị triển khai kết nối giữa hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan với nền tảng cửa khẩu số
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 9 tháng đạt gần 350 nghìn tỷ đồng
- ·Ngành dệt may: Lỡ hẹn mục tiêu 39 tỷ USD?
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Những lần đầu khó quên của các ‘chuyên gia’ bán hàng Shopee
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Lạng Sơn điện tử hoá tối đa thủ tục hải quan cho nông sản xuất khẩu
- ·Doanh nghiệp được lợi lớn từ chuyển đổi số hải quan
- ·Hạn chế tối đa kẽ hở để đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Cục Thuế Hòa Bình phát động phong trào “Vì người nghèo
- ·Ngành Thuế thanh tra, kiểm tra được 258 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết
- ·Các tỷ phú Việt Nam nhận lương 'khủng' cỡ nào?
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Khoảng trống pháp lý chưa được sửa đổi, bổ sung, làm xói mòn cơ sở thuế