【juventus fiorentina】Xóa nợ thuế: Khó vẫn có cách giải
Nợ tăng vì tiền phạt chậm nộp
Trong tổng số 26.500 tỷ đồng nợ thuế mà Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ lần này, nhiều nhất tập trung vào khu vực sản xuất kinh doanh với 24.302 tỷ đồng. Đó là những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 1/1/2017, không còn khả năng nộp ngân sách và đã bị cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong đó, khoảng 10% là doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản hoặc chấm dứt kinh doanh nhưng không làm đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định.
Các trường hợp được đề xuất xóa nợ thuế do nguyên nhân bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác gồm tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng, tổng cộng khoảng 1.700 tỉ đồng. Tiền chậm nộp đối với người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán là 542,525 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài chính, số nợ không có khả năng thu hồi ngày càng cao do việc xóa nợ thuế trong thực tế gặp nhiều khó khăn vì vướng quy định pháp lý. Đơn cử, khoản nợ thuế quá 10 năm chỉ được xóa nếu cơ quan Thuế đã thực hiện tất cả biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có trường hợp nào được xóa nợ thuế do không đáp ứng điều kiện "đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế" vì nhiều lý do bất khả kháng và khó thực thi trong thực tế. Trường hợp phổ biến khác là người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, không còn tài sản để nộp thuế nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc xác nhận cá nhân chết, mất tích còn tài sản hay không…
Chính vì thực tế đó nên các khoản nợ bị treo hết năm này tới năm khác. Và cũng từ đó, con số về nợ thuế trong báo cáo hàng năm cứ tăng lên do phải tính thêm tiền phạt chậm nộp với mức tính 0,03%/ngày, khoảng 11%/năm.
Không sợ tạo tiền lệ xấu
Trong các kiến nghị gửi đến Quốc hội, cử tri nhiều tỉnh, thành phố đã nhiều lần đề nghị xóa bỏ nợ thuế đối với các khoản nợ thuế này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng giải thích cặn kẽ rằng, thực chất đây là số tiền không thể thu được, do chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp giải thể, phá sản. Trong kiến nghị gửi đến trực tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác năm 2018 của ngành Thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Chính phủ cho xóa nợ thuế với những khoản không có khả năng thu hồi. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và chỉ đạo phải thực hiện chặt chẽ.
Việc xóa nợ thuế, xóa tiền phạt, xóa tiền chậm nộp có vẻ là một sự "mất mát" của ngân sách nhưng thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi nhiều doanh nghiệp bị phá sản do thiên tai, lũ lụt hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh… dù không xóa nợ thì khả năng thu được cũng gần như bằng không.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, xóa nợ thuế là bài toán khó giải của ngành Tài chính, bởi đã là thuế thì 1 đồng cũng cần thu đủ, nhưng 26.500 tỷ đồng là nợ kéo dài đến nay thực chất không thể thu được, lại vướng quy định hiện hành nên cứ “treo” từ năm này sang năm khác. Nó sẽ như một bản án treo, thậm chí để còn ảnh hưởng tới doanh nghiệp và mất cân đối thu chi ngân sách.
Ngoài ra, việc xóa tiền chậm nộp thuế cho những doanh nghiệp bị khó khăn bất khả kháng còn giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng trả tiền nợ thuế, đồng thời, tạo tiền đề tăng thu ngân sách nhà nước trong tương lai. Nếu sợ tạo tiền lệ xấu thì sẽ không giải quyết được bởi nợ mà không thể thu hồi được thì để cũng bằng không.
Có ý kiến cho rằng, xóa nợ thuế đối với những khoản tồn đọng, không thể thu hồi vì lý do khách quan là phù hợp với thông lệ quốc tế. Quan trọng làm sao tránh được tình trạng doanh nghiệp lách luật để được xóa nợ thuế. Việc xóa nợ thuế cần có người chịu trách nhiệm, có sự kiểm tra chéo, thậm chí sự vào cuộc của cơ quan kiểm toán để kiểm tra xác suất. “Những trường hợp được đề nghị xóa thì thường sẽ phải xét rất cẩn thận, nguyên nhân do khách quan hay chủ quan, tránh tình trạng lạm dụng. Chủ trương là hoàn toàn phù hợp nhưng quá trình thực thi phải đảm bảo công khai minh bạch và công bằng. Không thể để lợi dụng gây thất thoát của Nhà nước”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đề nghị.
(责任编辑:La liga)
- ·Gian lận điểm thi gây chấn động: Hà Giang sẽ làm gì tiếp theo?
- ·Trung Quốc tạo ra chất cơ bản của sự sống bằng nước và không khí
- ·Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số
- ·Tối đa trải nghiệm, MobiFone mang đến siêu ưu đãi cho các gói cước data
- ·Link xem trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam vs U23 Oman, giải Tứ hùng cup Vinaphone 2018
- ·Vì sao không nên đăng nhập các dịch vụ bằng tài khoản Google, Facebook?
- ·iPhone SE 4 có thêm phiên bản Plus?
- ·Cà Mau đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghiệp xanh
- ·Giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
- ·FPT Digital triển khai AI chuyên sâu cho doanh nghiệp
- ·Xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ 13/10
- ·Kịch bản cực tinh quái của những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
- ·ShopeePay bị phạt 25 triệu đồng vì thiếu an toàn thông tin
- ·Hai phi hành gia 9X Trung Quốc lần đầu bay vào vũ trụ
- ·Thủ tướng mong muốn Mặt trận 'phản biện sắc sảo, chân tình'
- ·ShopeePay bị phạt 25 triệu đồng vì thiếu an toàn thông tin
- ·CEO FPT: Chúng tôi có sinh viên Trương Gia Bình, lương 50 triệu đồng/tháng
- ·Viettel nói gì về tốc độ 5G khi nhanh, lúc lại chậm hơn 4G?
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ đi ra toàn cầu
- ·Hướng dẫn đổi mật khẩu iCloud đơn giản