【kết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ】Thương mại điện tử “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP
Kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền với thị trường TPHCM và xuất khẩu Các sàn thương mại điện tử cam kết chống hàng giả Tăng tốc xuất khẩu nông sản,ươngmạiđiệntửchắpcánhchosảnphẩkết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ thực phẩm từ xúc tiến thương mại số |
Toàn cảnh tọa đàm. |
Tại toạ đàm “Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 26/12, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thông tin, sau hơn 5 năm triển khai Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) số lượng các sản phẩm OCOP đã phát triển rất nhanh, tính đến giữa tháng 12/2023 đã có 11.054 sản phẩm, vượt cả mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 là 10.000 sản phẩm.
Trong số đó có 68,9% sản phẩm được công nhận 3 sao và gần 30% sản phẩm được công nhận sản phẩm 4 sao và đặc biệt có 42 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao và nhiều sản phẩm có tiềm năng 5 sao. Bên cạnh đó chất lượng các sản phẩm OCOP được nâng cao và cải thiện từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã.
Xét về thương mại, giai đoạn đầu, các sản phẩm OCOP chủ yếu tập trung tại thị trường nội địa, phạm vi trong tỉnh, huyện. Nhưng đến nay rất nhiều sản phẩm đã có mặt rộng khắp cả nước, có những sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường thế giới. Các đặc sản truyền thống của Việt Nam đã bắt đầu được bạn bè thế giới chấp nhận với tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP.
Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại cũng đã được đẩy mạnh bằng cả hình thức truyền thống, qua các điểm phân phối, hệ thống chuỗi siêu thị đến trực tuyến qua thương mại điện tử.
Đặc biệt, sản phẩm OCOP không chỉ phân phối tại các kênh truyền thống mà còn được đưa sàn thương mại điện tử. Trong năm 2023 trên nền tảng TikTok Shop đã đạt doanh thu lên tới 100 tỷ. Bên cạnh đó, trên sàn thương mại điện tử Postmart, hiện đã cóhơn 8.000 sản phẩm OCOP góp mặt.
Chia sẻ góc nhìn từ phía doanh nghiệp có sản phẩm OCOP 4 sao là chè Suối Giàng (Yên Bái), ông Đào Đức Hiếu, Giám đốc Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng cho biết, hiện trà shan tuyết Suối Giàng ngoài kênh phân phối truyền thống đã tham gia các kênh như trải nghiệm khách hàng, thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, hay đưa vào khách sạn 5 sao, hệ thống sân bay… để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
“HTX cũng tham gia các hệ thống sàn thương mại điện tử quốc tế như là Alibaba.com và Amazon. Tuy doanh thu chưa nhiều nhưng việc có mặt ở trên sàn cũng đòi hỏi sản phẩm cần phải có câu chuyện, cần triển khai các hoạt động bên lề chuyên nghiệp, từ hình ảnh đến tiêu chuẩn để người tiêu dùng bản địa có thể tiếp cận được. Điều này giúp nâng tầm cho sản phẩm”, ông Đào Đức Hiếu nói.
Ông Nguyễn Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho rằng, lợi thế của các sản phẩm OCOP khi lên sàn là kiểm soát chất lượng không chỉ theo tiêu chí của sàn mà còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn của các bộ, ban, ngành và đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng giá trị. Các sản phẩm OCOP cũng là một sự bảo chứng cho sàn trong việc kết nối, tiêu thụ các sản phẩm giữa chủ thể OCOP và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh, các sản phẩm OCOP còn tồn tại nhiều điểm yếu. Theo ông Nguyễn Thế Anh một trong những điểm yếu của các sản phẩm OCOP là khâu đóng gói, nhận diện thương hiệu. Hiện, phần lớn sản phẩm OCOP là các sản phẩm nông sản, xuất phát từ khu vực nông thôn nên còn hạn chế trong khâu thiết kế hình ảnh sản phẩm, kể một câu chuyện về sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng bảo quản, vận chuyển cũng còn nhiều hạn chế.
Để gia tăng tiêu thụ sản phẩm OCOP trên các loại hình kênh phân phối nói chung và trên sàn thương mại điện tử nói riêng, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, có 3 vấn đề mang tính mấu chốt cần triển khai gồm: chất lượng, căn cứ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ; mẫu mã và bao bì phải đáp ứng được cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế; xây dựng được thương hiệu và đăng ký bảo hộ và cùng với đó triển khai các chương trình về thương hiệu.
Ở góc độ cơ quan nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp để nâng tầm của sản phẩm OCOP, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đa kênh, kết hợp xúc tiến thương mại bằng các kênh truyền thống như tổ chức hội chợ và các triển lãm, các hội nghị kết nối cung cầu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Hội thao Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- ·Không ma túy
- ·Vĩnh Hoàn sắp phát hành hơn 37 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Một cổ đông PPE bị xử phạt do không đăng ký chào mua công khai theo quy định
- ·Thanh Hóa: Tuyên phạt 47 năm tù cho các đối tượng “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”
- ·“Điểm tựa” bên chân sóng
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Hướng dẫn lượng mẫu thép gửi yêu cầu phân tích để phân loại
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Chứng khoán hôm nay (11/1): Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”, VN
- ·GELEX bổ nhiệm nhân sự cấp cao từ ngày 1/1/2024
- ·Chứng khoán phái sinh: Phiên đáo hạn khá bình yên
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Vung tiền kỷ lục, Liverpool 'cướp' Caicedo trước mũi Chelsea
- ·Từng bước khẳng định vai trò kiểm định hải quan
- ·Nhất Long, Chúc An vô địch giải golf VĐQG 2023
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Sonadezi Long Thành vượt 15% mục tiêu lợi nhuận năm 2023