【lịch thi đấu anh hôm nay】Huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi): Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
VHO- Sau một thời gian triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,ệnTưNghĩaQuảngNgãiĐồnghànhcùngngườidânpháttriểnkinhtếlịch thi đấu anh hôm nay công tác giảm nghèo của huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đạt được nhiều kết quả tích cực. Chương trình đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nguồn lực toàn xã hội và nhân dân cùng chung tay thực hiện giảm nghèo.
Thăm, tặng quà gia đình bà Phan Thị Tuyết ở xã Nghĩa Điền
Tiếp thêm động lực
Mơ ước có được ngôi nhà vững chãi đối với hộ nghèo tưởng chừng như rất xa vời, nhưng với bà Phan Thị Tuyết ở thôn Điền Hòa, xã Nghĩa Điền ước mơ đã trở thành hiện thực. Bởi suốt bao nhiêu năm qua, cuộc sống gia đình bà gặp rất nhiều khó khăn cộng thêm người chồng đau yếu thường xuyên phải điều trị thuốc men nên gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền đều đè nặng lên đôi vai của bà. Vì vậy lo cái ăn đã khó, lấy đâu tiền để xây nhà, xây cửa là nỗi niềm đau đáu trong tâm trí của bà. Thấu hiểu khó khăn đó, năm 2023 Mặt trận cấp trên đã hỗ trợ cho gia đình bà 50 triệu đồng cùng với anh em họ hàng giúp đỡ ngày công lao động xây nhà để có nơi ở ổn định. Đến nay, căn nhà cấp 4 rộng 70m2 đã hoàn thành. Trước đó vào năm 2021, gia đình bà Tuyết cũng được Mặt trận huyện hỗ trợ một con bò cái giống sinh sản, hiện đang chuẩn bị sinh sản lứa thứ 2.
“Công việc phụ hồ không ổn định, bao nhiêu năm qua chồng bệnh nan y chữa trị nhưng không qua khỏi, nuôi 3 đứa con nên mơ ước có được ngôi nhà mới khang trang là điều gì đó rất xa vời với tôi. Mùa mưa bão năm nay gia đình tôi được sống trong căn nhà kiên cố, khang trang ấm áp tình người sẽ tiếp tục là động lực để bản thân tôi phải luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, gia đình tôi cũng vừa thoát khỏi hộ nghèo”, bà Tuyết xúc động nói.
Trao xe đạp cho học sinh nghèo ở huyện Tư Nghĩa
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo huyện, những năm qua, Ủy ban MTTQ và các tổ chức xã hội huyện Tư Nghĩa thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo. Tính riêng năm 2022, xây dựng mới 24 nhà Đại đoàn kết và sửa chữa 16 nhà cho hộ nghèo, số tiền hỗ trợ hơn 3,5 tỉ đồng. Tặng 180 suất quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 với tổng trị giá 185 triệu đồng. Ngoài ra phân bổ Quỹ “Vì người nghèo” huyện số tiền trên 1,6 tỉ đồng để hỗ trợ cho 755 hộ nghèo và 1.926 hộ cận nghèo được vui Xuân, đón Tết. Hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ hoạt động khám, chữa bệnh…
Ông Trương Văn Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tư Nghĩa chia sẻ, đây chính là tiền đề tạo sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tốt truyền thống “tương thân, tương ái” trong xã hội, giúp người nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiệu quả từ mô hình “Nuôi bò quay vòng” của Hội LHPN xã Nghĩa Kỳ
Hỗ trợ phụ nữ ổn định cuộc sống
Xã Nghĩa Hòa là địa phương được biết đến với nghề truyền thống làm chiếu và làm nhang. Hằng năm, lượng nhang sản xuất ở xã Nghĩa Hòa khá lớn được thương lái tin tưởng, thu mua và phân phối đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Cơ sở sản xuất nhang của gia đình chị Trần Thị Bích Lan (47 tuổi) có gần 20 năm làm nghề. Chị Lan cho biết: “Trước đây, các công đoạn làm nhang đều phải tiến hành bằng phương pháp thủ công. Mỗi ngày để sản xuất 20 thiên (mỗi thiên 1.000 cây nhang) phải cần vài lao động làm việc cật lực. Từ nguồn vốn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chị Lan đầu tư dàn máy móc như máy phóng tăm, máy se nhang, máy trộn bột. Nhờ có máy móc hỗ trợ, nên năng suất rất cao, vào tháng cao điểm Tết gia đình chị làm ra 70-80 thiên/ngày, giảm công lao động và cây nhang làm ra cũng rất đều, đẹp.
Chị Lan cho hay, Nghĩa Hòa có 2 loại nhang chủ yếu là nhang quế và nhang dược liệu, nguyên liệu làm nhang về cơ bản gồm tăm, bột cây quế, bột keo… Ngoài ra, đối với nhang dược liệu thì cần bổ sung một số loại dược liệu như đinh lăng, bạch chỉ, bạc hà… Những dược liệu này được thu hái, phơi sấy để giữ được dược tính của cây thuốc, xay nhuyễn thành bột để làm nhang. Người làm nhang sử dụng máy ép để ép bột đều vào cây nhang làm thành phẩm. Nghề này làm quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là tháng Chạp. Bình quân mỗi năm gia đình chị Lan thu nhập hơn 250 triệu đồng từ nghề này.
Gia đình chị Trần Thị Bích Lan phát triển kinh tế ổn định từ nghề làm nhang
Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em là nhiệm vụ mũi nhọn trong công tác Hội, thời gian qua, Hội LHPN huyện Tư Nghĩa đã đẩy mạnh các hoạt động thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho hội viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Hội LHPN huyện Tư Nghĩa, tính đến nay tổng số dư nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do hội quản lý 210.699 triệu đồng/93 tổ tiết kiệm và vay vốn, với 4.461 hộ vay. Hội LHPN từ huyện đến cơ sở vận động trao 131 con lợn giống, trị giá trên 100 triệu đồng; 7 con bò trị giá gần 150 triệu đồng; 112 con gà, hỗ trợ sinh kế cho 143 phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Hội đã vận động xây mới 6 nhà và sửa 5 nhà mái ấm tình thương, trị giá trên 315 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Hưởng ứng chương trình “Triệu phần quà chia sẻ yêu thương”, Hội đã tặng 463 suất học bổng và một xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi; tặng 2.662 suất quà cho phụ nữ nghèo, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền quà trị giá trên 920 triệu đồng…
Địa phương đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh xây dựng nhãn hiệu “Nhang Nghĩa Hòa”, với 59 hộ. Các hộ liên kết phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và có đầu ra ổn định. Hình thành điểm kết nối trong phát triển du lịch làng nghề gắn với các di tích và danh thắng trên địa bàn huyện. Hầu hết các hộ làm nhang của xã được hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển mở rộng sản xuất. Nhờ có nghề làm nhang, đời sống người dân ở đây cũng dần khá lên, thoát nghèo. Ngoài ra, toàn xã còn 11 hộ buôn bán và sản xuất chiếu cói, trong đó 3 hộ đầu tư máy móc để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm bền đẹp hơn. (Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, NGUYỄN CHÍ HÙNG) |
NHƯ ĐỒNG
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tài xế 'chặn' xe cứu hỏa: Phạt tiền, tước giấy phép lái xe 2 tháng
- ·Phát triển đàn heo rừng lai ở Long Thủy
- ·Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó
- ·Vững tin vào Ðảng
- ·Dự báo sẽ thiếu khí cấp cho Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2
- ·Kết quả nghiên cứu về thực trạng nghèo vùng dân tộc thiểu số
- ·Hơn 39.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp Tết Giáp Ngọ 2014
- ·Chiều nay, 29
- ·Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
- ·Khởi nghiệp từ xoài Đài Loan
- ·Cải thiện chất lượng nước nhiễm dầu bằng chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học
- ·Giảm nghèo bền vững là khuyến khích dân thoát nghèo
- ·Trên 62 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- ·UBND tỉnh giải quyết vướng mắc trong quản lý tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- ·Khẩu chiến điện than và thị trường có định hướng
- ·Nam bộ lạnh nhất trong 10 năm qua
- ·Điều kiện để dự án được bố trí vốn đầu tư công hằng năm
- ·Quyết định nhân sự Uỷ ban Thường vụ và các Uỷ ban của Quốc hội
- ·Tin bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình, Hà Tĩnh
- ·Vận động được hơn 8,7 tỷ xây dựng trường học cho học sinh ở Trường Sa