【lịch bóng đá cúp c3】Khó tìm lời giải cho nội chiến ở Sudan
Bất đồng về quan điểm,ờigiảichonộichiếnởlịch bóng đá cúp c3 chính quyền Sudan lại từ chối đàm phán với Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã khiến nội chiến ở quốc gia này lại rơi vào bế tắc.
Khói bốc lên phía sau các cuộc không kích, đụng độ giữa Quân đội Sudan và RSF ở thủ đô Khartoum. Ảnh: REUTERS
Bộ Ngoại giao Sudan cho biết, họ chỉ chấp nhận đàm phán khi RSF rút lui và ngừng các cuộc tấn công, đồng thời cần có các cuộc thảo luận trước khi tham gia đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ, bắt đầu từ ngày 14-8 tới. Bộ Ngoại giao Sudan cũng yêu cầu các cuộc thảo luận trước với phía Mỹ về “hình thức và chương trình” của cuộc đàm phán ngừng bắn tại Thụy Sĩ.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã mời Quân đội Sudan và RSF tham gia đàm phán tại Thụy Sĩ. Theo ông Blinken, cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian nhằm mục đích chấm dứt xung đột tại Sudan và cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo. Cuộc đàm phán sẽ được Saudi Arabia đồng chủ trì và có sự tham gia của đại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ), Liên minh châu Phi (AU), Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với tư cách là các bên quan sát.
RSF đã hoan nghênh lời mời và tuyên bố sẽ tham gia đàm phán nhưng Quân đội Sudan thì lại từ chối.
Theo một báo cáo công bố hồi cuối tháng 6-2024 của LHQ, cuộc xung đột giữa Quân đội Sudan và RSF xảy ra vào tháng 4-2023, đã khiến gần 26 triệu người (hơn một nửa dân số Sudan) đang phải đối mặt với nạn đói và buộc hơn 11 triệu người phải di dời chỗ ở cả bên trong và bên ngoài biên giới Sudan để lánh nạn.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết trong số hơn 11 triệu người Sudan phải rời bỏ nhà cửa có hơn 2,2 triệu người đã trốn sang các nước khác kể từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, trong khi gần 7,8 triệu người tản cư tìm nơi ẩn náu an toàn trong nước. Bên cạnh đó, thêm 2,8 triệu người đã di dời do các cuộc xung đột trước đây ở nước này.
Các chuyên gia của LHQ cho biết, nạn đói, bạo lực trở thành động lực lớn nhất dẫn đến làn sóng di cư khỏi Darfur - nơi các tổ chức thuộc LHQ gặp khó khăn trong việc cung cấp viện trợ. Tiến sĩ Shible Sahbani, Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới tại Sudan khẳng định: “Tất cả những người tị nạn mà tôi gặp đều nói lý do họ chạy trốn khỏi Sudan là vì đói”.
IOM thông tin, từ khi RSF mở rộng phạm vi hoạt động ở khu vực Đông Nam nước này trong những tuần gần đây, hơn 150.000 người đã phải di dời khỏi bang Sennar. Nhiều người đã phải sơ tán lần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi RSF đột kích vào các khu chợ và nhà cửa ở những thị trấn nhỏ, các làng của bang Sennar.
Trong khi đó, RSF phủ nhận việc làm hại dân thường và quy trách nhiệm hành động này cho những kẻ lừa đảo.
Trong một thông tin đáng quan ngại, RSF đã thực hiện nhiều hành vi bạo lực tình dục trên diện rộng tại thủ đô Khartoum, trong đó bao gồm hiếp dâm tập thể và cưỡng ép kết hôn. Báo cáo cũng đưa ra các thông tin về việc RSF giam giữ phụ nữ và trẻ em gái trong điều kiện gần giống như chế độ nô lệ tình dục và tấn công tình dục họ trước mặt người thân trong gia đình nạn nhân.
Một báo cáo của HRW cho biết, một số vụ tấn công tình dục cũng được cho là do Quân đội Sudan thực hiện. Theo HRW, các báo cáo về những trường hợp bạo lực tình dục đã tăng lên sau khi quân đội kiểm soát Omdurman vào đầu năm 2024.
Reuters đã yêu cầu RSF và lực lượng quân đội Sudan bình luận về vấn đề này, tuy nhiên cả hai bên đều phủ nhận trách nhiệm về các vụ lạm dụng tình dục trong chiến tranh, trong đó RSF cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm nhân quyền.
Hỗn loạn vì nội chiến ở Sudan dẫn đến nhiều hệ lụy như nạn đói, di dân, mất an ninh trật tự và bạo lực kể cả bạo lực tình dục đã khiến người dân Sudan đã khổ nay lại càng khó khăn hơn. Tìm giải pháp lập lại hòa bình đang được các quốc gia quan tâm đề xuất, tuy nhiên bài toán nội chiến ở Sudan vẫn chưa có lời giải.
HN tổng hợp
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 23/9: Vàng nhẫn tiếp tục tăng
- ·Thanh niên dương tính với ma túy, tấn công công an ngay trụ sở
- ·Kẻ nổ súng bắn vào xe của “thánh chửi” Dương Minh Tuyền ra đầu thú
- ·Bắt giữ người đàn ông vận chuyển 30.000 viên hồng phiến để lấy tiền công
- ·Trót làm giấy tặng nhà cho 'bồ'...lấy lại được không?
- ·Bắt giám đốc công ty bất động sản phân lô bán nền trốn thuế
- ·Bị 28 tháng tù oan, Bí thư chi đoàn đòi bồi thường 3,6 tỷ
- ·“60% người tiêu dùng Việt Nam mua phải hàng giả”
- ·Thủ tướng: 'Việt Nam không chọn bên, mà chọn công lý, lẽ phải'
- ·Bắt người đàn ông đánh bạn nhậu chết trên vỉa hè ủy ban huyện
- ·Giá vàng hôm nay 14/7/2024: Vàng nhẫn tăng hơn nửa triệu đồng, đắt hơn vàng miếng
- ·Nhà máy đóng tàu Thịnh Long bàn giao tàu 12.500 tấn
- ·Dự kiến thời hạn thẩm định đơn bảo hộ SHTT là 1 tháng
- ·Hai kẻ đánh CSGT ở chốt kiểm dịch Quảng Ninh nhận kết đắng
- ·Nông dân tiếc nuối vì bán 'lúa non'
- ·Đình chỉ điều tra vụ bị cáo nhảy lầu tự tử ở tòa án Bình Phước
- ·Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 10
- ·Khởi tố giám đốc không dạy học vẫn ký tên, nhận tiền đứng lớp ở Bắc Kạn
- ·Kịch bản mẹ chồng dày công dàn dựng
- ·Bóp cổ, tát liên tiếp vào mặt bé gái 4 tuổi vì không chịu ngủ