【lịch bóng đá mới nhất】Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới
Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới
Tại Hanoi Innovation Forum,ệtNamĐiđầuĐổimớiSángtạovớiCôngnghệmớlịch bóng đá mới nhất các diễn giả đã chia sẻ những góc nhìn, định hướng về công nghệ mới và cách Việt Nam có thể tận dụng những công nghệ này.
Tọa đàm Hanoi Innovation Forum diễn ra chiều 4/12 với chủ đề Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới, trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Tech Impact Summit 2024. Với sự quy tụ từ nhiều chuyên gia công nghệ hàng đầu, những góc nhìn về ứng dụng công nghệ mới, cách ứng phó với tài sản số đã được bàn luận đa chiều.
Hệ sinh thái công nghệ Việt Nam rất ấn tượng
Trong phần phát biểu mở màn sự kiện, ông Richard Teng, CEO Binance nhận định các doanh nghiệp Việt Nam rất cởi mở tiếp nhận công nghệ mới. Đi cùng với đó là môi trường pháp lý tiên tiến, cho thấy rõ định hướng quốc gia để kiến tạo tương lai trên những nền tảng bền vững.
“Chúng tôi tin vào sức mạnh của công nghệ, không chỉ để thay đổi các ngành công nghiệp, mà còn trao quyền cho cộng đồng, thu hẹp khoảng cách và tạo ra cơ hội. Việt Nam có vị thế để trở thành quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ”, CEO Binance chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho rằng một trong những lợi thế lớn nhất của hệ sinh thái công nghệ trong nước là tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao, ước tính đến năm 2029, Việt Nam sẽ có 100 triệu người dùng Internet.
“Nhân sự công nghệ Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao, cập nhật nhanh xu hướng của thế giới. Trong khi đó hạ tầng dịch vụ được đánh giá ở mức khá. Đây là những tiền đề quan trọng cho thấy hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam vô cùng triển vọng, tiềm năng tăng trưởng lớn”, ông Liên nhận định.
Khung pháp lý cho tài sản số
Theo các chuyên gia, một trong những lĩnh vực Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội đi đầu là tài sản số. Bà Joy Lam, Trưởng Bộ phận Pháp lý Toàn cầu và Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Binance, cho rằng trong 5-10 năm tới, tất cả tài sản, kể các các tài sản truyền thống đều có thể hiện diện trên chuỗi khối, với những lợi ích như minh bạch, hiệu quả hơn. Do đó, pháp lý giữa tài sản truyền thống và tài sản số sẽ có sự giao thoa.
Bà Joy Lam cũng cho rằng việc đưa ra các quy định quản lý tài sản số sẽ giúp người biết các tiêu chuẩn được đưa ra để bảo vệ mình, từ đó đưa ra quyết định khi tham gia thị trường.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Quốc gia chỉ ra những lĩnh vực mới như tài sản số, phù hợp nhất sẽ là thử nghiệm theo cơ chế “hộp cát” (sandbox).
“Các ý tưởng mới, dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng cũng thường có xu hướng vượt qua những gì mà khung pháp lý đang có”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thủy nhận định.
Là chuyên gia về lĩnh vực giám sát tài chính, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Bình nhận định khi chưa có khung pháp lý, tài sản số có thể mang về những rủi ro liên quan đến thực thi chính sách tài chính tiền tệ, an ninh mạng. Nhận biết những rủi ro đó, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, được Chính phủ trình lấy ý kiến vào cuối tháng 11, đã làm rõ những quy định về tài sản số, giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành ban hành quy định về tài sản số như quyền sở hữu, chuyển nhượng, thuế, hợp tác quốc tế…
“Đây là cơ sở bước đầu để đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý dưới luật để bao phủ các hoạt động, tạo sự phát triển ổn định, công khai, minh bạch cho thị trường tài sản số, công tác quản lý, giám sát tài sản số”, bà Bình nhận định.
Định vị Việt Nam thế nào cho đổi mới sáng tạo?
Trong phần thảo luận bàn tròn của sự kiện, các chuyên gia đã chia sẻ những quan điểm về điều kiện và định hướng cho Việt Nam để bước đi trong con đường đổi mới, sáng tạo.
Bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance đặt câu hỏi về việc làm sao để thu hút tài năng công nghệ của Việt Nam lẫn thế giới đóng góp cho Việt Nam?
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Minh, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội (ITI-VNU), Chủ tịch Liên minh Blockchain trong các trường Đại học (UBA) cho rằng với sinh viên, khi đã có cơ hội học ở nước ngoài thì có thể giúp đỡ cho đất nước dù đang ở đâu.
Còn ông Bùi Thành Đô, nhà sáng lập, CEO Quỹ ThinkZone Ventures nhận định Việt Nam cũng đang là điểm đến với nhiều startup tiềm năng, thu hút các quỹ đầu tư. Nhưng ngành công nghệ cần đẩy sự “rủi ro” hơn một chút, tránh sự an toàn để có thể tạo ra đột phá. Nếu Chính phủ có thể đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, hành lang chính sách tốt hơn, ông Đô cho rằng cũng sẽ kích cầu được khối tư nhân đầu tư vào công nghệ nhiều hơn.
Ông Kiên Hà, Phó Tổng Giám đốc G-Group & Tổng Giám đốc Gapo cho rằng gần đây nhiều doanh nghiệp đã mở phòng nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam, vì trình độ nhân sự chất lượng cao trong nước là rất tốt, trong khi chi phí lại thấp hơn. Vì vậy, ông Kiên cho rằng quan trọng là những cơ chế để người tài có thể triển khai, phát huy khả năng của mình, khi đó không quan trọng làm việc ở đâu, họ đều có thể cống hiến cho đất nước.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ - Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Quốc gia cho rằng không cần phải xác định nhân lực “ngồi đâu”. Điều quan trọng là tạo ra nhiều công việc, nhiều dự án, đặt tầm nhìn cạnh tranh cho toàn cầu.
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Xúc động chương trình 'Tô màu ký ức' phục dựng di ảnh liệt sỹ
- ·Rình người săn hàng giảm giá ngày Lễ tình yêu
- ·Loại bỏ những bất cập về phí
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đảm bảo an toàn, phát triển vốn
- ·Chuyển biến tích cực ở Quảng Ninh trong sắp xếp lại bộ máy chính quyền
- ·Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu hơn 850 sản phẩm từ ngày 1/1/2020
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Lễ hội Chùa Hương 2019 đã thu hút hơn 1 triệu du khách
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử theo nhóm mua đầu tiên tại Việt Nam
- ·Dư âm nghỉ lễ, hai sàn cùng giảm mạnh
- ·Biển Đông qua con mắt của họa sĩ Thành Chương
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Huy động thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- ·Nhà lạ 'bỗng dưng nổi tiếng' ở Việt Nam
- ·Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các hãng ô tô bị ảnh hưởng bởi dịch virus Corona
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Mưa to, lũ lụt gây nhiều thiệt hại cho người dân Ninh Thuận
- Vay tiêu dùng 'đổ bộ' miền quê
- Doanh nghiệp tự dán nhãn năng lượng
- Công nghệ blockchain: 'Bệ phóng' thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt
- Thành lập Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quản trị nguồn nhân lực quốc gia
- Ngừng lưu hành 'Thần khúc' của nhà thuốc gia truyền Thọ Thế Đường
- Hà Nội: Hơn 3.000 sản phẩm ứng dụng mã QRcode vào truy xuất nguồn gốc
- Túi nilon, đồ nhựa một lần 'bủa vây' người dùng: Lợi trước mắt, hại lâu dài
- Nâng cao chất lượng thực phẩm nhờ tăng cường phát triển chuỗi liên kết
- Công ty Akina Đông Á: Quảng cáo TPCN như thần dược, lòe bịp người tiêu dùng?
- Hà Nội ra quân kiểm tra chất lượng nhà thuốc bệnh viện