【trực tiếp bóng đá u17 hôm nay】Bộ Y tế: Hải sản tầng nổi miền Trung an toàn
- Kết quả nghiên cứu hơn 1.000 mẫu hải sản tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy hải sản ở tầng nổi,ộYtếHảisảntầngnổimiềnTrungantoàtrực tiếp bóng đá u17 hôm nay tại đầm nuôi đảm bảo an toàn. Riêng hải sản tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa nên sử dụng.
Sáng nay, Bộ TN&MT, Y tế, NN&PTNT đã cùng lúc cung cấp thông tin cho báo chí về tình trạng môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.
Thông tin được dư luận quan tâm nhất trong thời gian qua là câu trả lời của Bộ Y tế xem cá tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã ăn được chưa.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, từ cuối tháng 8, sau khi Bộ TN&MT công bố hiện trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung, Bộ Y tế đã tập hợp các chuyên gia đầu ngành về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, độc học trong nước và quốc tế nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn của hải sản 4 tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo kết quả xét nghiệm các mẫu cá tại 4 tỉnh miền Trung |
Với tổng số 1.040 mẫu được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng, gò cá, các thuyền đánh bắt và đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia được giao xét nghiệm các chỉ tiêu chính gồm: xyanua, phenol, thuỷ ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt.
Đồng thời Bộ Y tế cũng lấy 300 mẫu tại Hải Phòng, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu là các tỉnh không chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để làm đối chứng.
Kết quả, tất cả hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh đối chứng đều không phát hiện mẫu nào có xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt. Các chỉ số thuỷ ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt cũng đều nằm trong giới hạn cho phép.
Với phenol, tất cả các mẫu hải sản tầng nổi đều không phát hiện mẫu nào có. Tuy nhiên có 132/1.040 mẫu hải sản ở tầng đáy như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực... có chứa phenol.
Theo Bộ Y tế, 132 mẫu này đều nằm trong vùng 5-25km (tương đương 2,7-13,5 hải lý) với tỉ lệ cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, hàm lượng thấp nhất tại Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).
Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.
Riêng các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Đồng thời, Bộ khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý.
Để đảm bảo an toàn, Bộ NN&PTNT yêu cầu ngư dân không sử dụng nghề khai thác tầng đáy như lưới kéo, rê đáy, lặn, câu dáy, lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tự nhiên trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc 4 tỉnh nói trên.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết thêm, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo tiếp tục giám sát tại các cảng cá, bến cá với tần suất 2-3 ngày/lần và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung.
Đối với sản xuất muối, hướng dẫn diêm dân tham gia sản xuất bình thường, lấy mẫu giám sát định kỳ.
Nước biển đạt chuẩn
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân công bố về chất lượng nước biển, trầm tích và hệ sinh thái.
Bộ TN&MT cho biết, với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Formosa và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm đã giảm theo thời gian.
“Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh”, ông Nhân nói.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân |
Cụ thể, qua phân tích 1.080 mẫu nước trong tháng 5 và 6 cho thấy hàm lượng các chất chính gây sự cố môi trường như sắt, xyanua, phenol đều giảm đáng kể.
Hồi tháng 8, 3 khu vực cách bờ biển 1,5km bao gồm: Sơn Dương (Hà Tĩnh) - diện tích khoảng 300km2, cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) diện tích 330km2, hòn Sơn Chà (Thừa Thiên - Huế) diện tích 160mk2 do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ nên một số thông số trong nước biển còn cao hơn so với các khu vực khác, cần tiếp tục giám sát.
Tuy nhiên đến nay, tất cả các thông số quan trắc tại 3 khu vực này đều đã nằm trong giới hạn quy định.
Để hồi phục nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái thuỷ sinh, Bộ NN&PTNT khuyến cáo ngư dân chưa khai thác tại 3 khu vực nói trên.
Đối với hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản tại những khu vực chịu tác động từng bị suy thoái mạnh cả về đa dạng và quy mô nhưng nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.
Thúy Hạnh
(责任编辑:La liga)
- ·Vào thác K50 tham quan, nữ du khách bị cây đổ đè tử vong
- ·TPHCM xây dựng thế trận ứng phó với biến chủng Omicron
- ·Đại sứ Việt Nam tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2022
- ·Cách phòng ngừa tai nạn trẻ em bị kẹp tay vào cửa thang máy
- ·Đại sứ Mỹ cảm ơn Công an Hà Nội đã xử lý đối tượng quấy rối ở hồ Tây
- ·Trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Khánh Hải làm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
- ·Câu chuyện từ 13 giấy phép đối với socola đến uy tín Việt Nam tăng đột biến
- ·Gần 10 km có 5 trạm thu phí
- ·Việt Nam phát hiện ca bệnh Covid
- ·Miền Bắc vào đợt mưa giông dài ngày, Trung Bộ nắng nóng mạnh diện rộng
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị họp phiên thứ 11
- ·Thủ tướng: Phải hiện thức hóa mục tiêu một Việt Nam hùng cường
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
- ·Tìm kiếm người phụ nữ ở Hà Nội mất liên lạc với gia đình nhiều ngày
- ·Ông Lê Minh Khái: Vị Phó Thủ tướng đến từ vùng đất Bạc Liêu
- ·Thành lập hai thị trấn Phương Sơn và Bắc Lý thuộc tỉnh Bắc Giang
- ·Con cháu lãnh đạo không đủ chuẩn cũng không được vào danh sách bầu ĐBQH
- ·Tự mở lối đi ngang đường sắt: Tăng số vụ tai nạn, tăng số người chết
- ·Chủ tịch nước kết thúc rất thành công chuyến thăm chính thức LB Nga