【cac nha cai uy tin】Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô khuyến khích sản xuất trong nước
Danh mục mới có thêm 1.255 mã hàng
Thông tin với các cơ quan báo chí,ảmthuếnhậpkhẩulinhkiệnôtôkhuyếnkhíchsảnxuấttrongnướcac nha cai uy tin Phó cục trưởng Cục thuế XNK - Tổng cục Hải quan, bà Đào Thu Hương cho biết, danh mục ban hành kèm theo Thông tư 65 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) bao gồm 21 phần, 97 chương, 1.039 nhóm ở cấp độ 4, 1.859 phân nhóm ở cấp độ 6 và được chi tiết thành 10.839 mã hàng ở cấp độ 8 số và tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS 2017 của Tổ chức Hải quan Thế giới và Danh mục Hài hòa thuế quan của ASEAN phiên bản 2017.
Danh mục mới tăng 1.255 mã hàng so với danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC, để chi tiết những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, đặc tính thương mại, tiêu chuẩn môi trường, đáp ứng nhu cầu quản lý và xu hướng thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Danh mục này được điều chỉnh, bổ sung định kỳ 5 năm/lần.
Danh mục được xây dựng theo nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế, áp dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong mô tả hàng hóa, bổ sung các trích dẫn tra cứu cuối chương như Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam để giải thích rõ về mặt hàng, Chú giải bổ sung (SEN) giải thích mặt hàng ở cấp độ 8 số để phục vụ công tác phân loại hàng hóa.
Thông tin với phóng viên về những thay đổi tại thông tư này, bà Hương cho biết: Sửa đổi tập trung vào một số nhóm ngành gồm ô tô, thủy sản, gỗ, hóa chất, sản phẩm ốp/lát bằng gốm sứ, máy móc thiết bị, là những ngành hàng có sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật hoặc dịch chuyển thương mại, cần tăng cường quản lý về môi trường, hóa chất độc hại…
Nội dung thay đổi nổi bật là ngành ô tô được chi tiết thêm các phân nhóm mới như ô tô điện, xe điện, các loại xe có động cơ kết hợp (xe hybrid) xăng - điện, dầu - điện.
Ngành máy móc thiết bị chi tiết thêm các mã hàng phản ánh công nghệ mới như các sản phẩm sử dụng công nghệ đèn i ốt phát quang (LED), hoặc các sản phẩm sử dụng mạch tích hợp đa thành phần (MCO).
Ngành thủy sản chi tiết tên gọi của một số loại cá, động vật thân mềm có kim ngạch thương mại cao hoặc bổ sung tên khoa học của các loài cá, phụ phẩm cá để thuận lợi cho công tác quản lý.
Cũng tại buổi họp báo, bà Hương cho biết, để đảm bảo triển khai danh mục mới từ ngày 1/1/2018, Bộ Tài chính đã và đang tiến hành chuyển đổi các Biểu thuế XNK ưu đãi (MFN) và các biểu thuế theo FTA (hiệp định thương mại tự do), đảm bảo theo đúng các cam kết song phương, đa phương và đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp (DN); đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để rà soát trên 200 danh mục quản lý chuyên ngành nhằm áp dụng thống nhất và chuẩn hóa theo danh mục mới.
Để hưởng ưu đãi phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%
Đề cập tới việc cần thiết xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 122, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2018-2025, phần lớn các Hiệp định thương mại sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm sâu và đạt đến mức độ xóa bỏ thuế quan (giảm thuế suất nhập khẩu về 0%).
"Một lý do nữa là thương mại hàng hóa trên thế giới ngày càng phát triển và đa dạng về chủng loại hàng hóa dẫn đến thuế suất MFN của một số mặt hàng có cùng bản chất, cấu tạo hoặc trong cùng một nhóm tại Biểu thuế MFN có sự chênh lệch tạo khó khăn trong công tác quản lý thu thuế" - bà Hằng nhấn mạnh.
Chính vì vậy, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan hải quan, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122 là để thực hiện thống nhất trong thực hiện Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017, theo cam kết trong nội khối ASEAN cũng như giải quyết vướng mắc; tháo gỡ khó khăn cho DN phát sinh trong thời gian qua và tác động của việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết từ năm 2018 trở đi; đặc biệt là tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN xuống 0% ngay từ 1/1/2018.
Một nội dung được nhiều báo chí quan tâm tại dự thảo nghị định này là thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô. Theo bà Hằng, mục tiêu điều chỉnh thuế nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN và người tiêu dùng; duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp đối với xe dưới 9 chỗ, xe tải; tăng tỷ lệ số xe sản xuất, lắp ráp so với nhu cầu nội địa,...
Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm thuế. Một là giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu để lắp ráp cho 2 nhóm xe về 0%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14 - 16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.
Hai là giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp cho 2 nhóm xe xuống 0% và giảm thuế suất của 42 dòng thuế thuộc nhóm 8708 để lắp ráp cho 2 nhóm xe nêu trên xuống 10%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14 - 16% xuống 9 - 11% đối với xe dưới 9 chỗ và 7,9% đối với xe tải dưới 5 tấn.
Đề cập tới phương án cuối cùng, bà Hằng cho biết, hiện Bộ Tài chính đã nhận được khá
|
nhiều phản hồi từ các bộ, ngành có liên quan, các hiệp hội ngành nghề, DN,... Phần lớn đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính là giảm thuế xuất, tuy nhiên phương án cụ thể thì đang được Bộ Tài chính tổng hợp, phân tích và sẽ đưa ra trình Chính phủ trong thời gian tới.
Chia sẻ thêm, đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết, phía Bộ Tài chính hiện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ DN, hiệp hội về đề xuất này; trong đó nhấn mạnh nên giảm thuế nhập khẩu linh kiện thêm cho các dòng xe có dung tích xilanh trên 2.000cc chứ không chỉ các dòng xe dưới 2.000cc như trong dự thảo.
Lý do là vì các dòng xe có dung tích xilanh dưới 2.000cc là dòng chủ lực của các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan. Bởi thế, nếu Việt Nam cũng chỉ tập trung ưu đãi thuế cho các dòng xe này thì khó cạnh tranh.
Phía DN cũng nêu quan điểm, nếu khuyến khích thêm với dòng xe có dung tích xilanh 2.500cc, Việt Nam có thể xuất ngược lại xe vào các nước ASEAN.
Một số ý kiến còn muốn bổ sung thêm các dòng xe khác ngoài xe tải dưới 5 tấn như xe buýt, xe tải hạng trung, hạng nặng và kiến nghị nên mở rộng giảm thuế về 0% tất cả các loại linh kiện ô tô chứ không chỉ 163 dòng thuế như phương án đưa ra.
Đề cập tới tỷ lệ nội địa hóa 40%, bà Hằng giải thích, nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ số sẽ sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính kỳ vọng thông qua việc yêu cầu các DN để được hưởng ưu đãi cần phải đạt tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước là 40% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước từ năm 2022 trở đi cho cả 2 nhóm xe.
Nghĩa là DN muốn được hưởng ưu đãi về thuế thì DN phải đăng ký đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% và khi kiểm tra không đạt tỷ lệ này thì nhà nước sẽ khấu trừ phần ưu đãi.
Đức Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá như em đừng nhận đây là lần đầu tiên
- ·Một du khách nước ngoài bị cá đâm vào cổ khi tắm biển Nha Trang
- ·Nghĩa cử cao đẹp của phong trào hiến máu tình nguyện
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi bạo lực gia đình
- ·Công tác cán bộ là cái gốc: Vì sao lên rồi khó xuống?
- ·Nữ phó giám đốc tắc trách khiến 3 cấp dưới thiệt mạng
- ·Bé Hoàng Thiên mong được giúp đỡ
- ·Ăn giàu đạm động vật làm tăng nguy cơ bị ung thư
- ·Về quê khởi nghiệp với trà Kombucha
- ·Tín hiệu vui từ phòng, chống bạo lực gia đình
- ·Người chăn nuôi gặp khó
- ·Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng
- ·Bí quyết làm giảm nếp nhăn
- ·Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm thủng tàu Cảnh sát biển Việt Nam
- ·Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh
- ·Nỗi lo mất an toàn lưới điện cao áp vào mùa mưa
- ·Em bé 15 tháng tuổi sống sót thần kỳ sau khi ngã từ tầng 11
- ·Phát hiện xác một phụ nữ chết bí ẩn trong bụi rậm
- ·Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp đôi
- ·Vì sao một số trẻ dưới 6 tuổi chưa được hưởng bảo hiểm y tế?