会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu ngoại hạng anh hôm qua】Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ!

【lịch thi đấu ngoại hạng anh hôm qua】Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ

时间:2025-01-11 10:25:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:956次
Quốc hội nghe trình dự án Luật Phòng,ềuđạibiểuQuốchộikhôngđồngtìnhtáchLuậtGiaothôngđườngbộlịch thi đấu ngoại hạng anh hôm qua chống ma túy và Luật Giao thông đường bộ
Lo tăng giấy phép “con” trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)
Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ
Tại phiên thảo luận tại tổ, đại biểu Đỗ Văn Sinh bày tỏ nhiều băn khoăn trong việc tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng, giao thông đường bộ phải có 4 thành tố quan trọng là kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, con người tham gia giao thông và quy tắc giao thông. Khi kết hợp 4 thành tố mới trở thành giao thông đường bộ. Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chỉ là mục tiêu để tham gia giao thông đường bộ. Việc tách thành hai luật là không hợp lý.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh cũng đặt vấn đề, giao thông có 5 lĩnh vực là đường thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ. Nếu đường bộ tách thành 2 luật, thì sau này 4 lĩnh vực kia có tách hay không?

“Nếu Luật Giao thông đường bộ vướng ở đâu thì chúng ta sửa ở đó để đảm bảo đồng bộ tốt hơn, chứ không phải xé ra thành hai luật. Việc tách thành hai luật là không ổn, tôi không đồng tình với việc tách thành hai luật”, đại biểu Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh.

Tương tự, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) phân tích thêm, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Muốn đưa thêm dự án Luật nữa vào trong chương trình, phải tuân theo Luật ban hành văn bản pháp luật hiện hành.

"Những nội dung nào được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp luật phải làm một việc quan trọng là đánh giá tác động của chính sách. Trên cơ sở đó, phạm vi điều chỉnh sửa đổi hay sửa đổi toàn diện, hay một số điều phải thể hiện rõ ngay từ khi đưa vào chương trình", đại biểu Dung nói.

Ngoài nội dung trên, không ít đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn với việc chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh phân tích, thời gian qua, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, Bộ Giao thông vận tải đang làm tốt. Nếu chỉ vì có hiện tượng GPLX giả mà phải chuyển sang công an thì liệu có tốt hơn không?

“Đến tiền còn làm giả được, thì có chuyển việc in tiền sang cho công an làm? Vậy chứng minh thư làm giả thì chuyển cho ai làm?”, đại biểu Sinh đặt câu hỏi.

Cũng theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, Việt Nam đang xã hội hóa hàng trăm cơ sở đào tạo và sát hạch GPLX, giờ chuyển lĩnh vực này sang Bộ Công an quản lý thì hàng nghìn nhân sự ngành giao thông đang làm công việc này chuyển sang có làm ngành công an tăng biên chế không?

“Chuyển đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ cho Bộ Công an, vậy cấp bằng tàu hỏa, máy bay thì Bộ Công an có làm không? Đặc biệt, khi Bộ Công an quản lý sẽ tạo thành một quy trình khép kín, không minh bạch, khi xảy ra tiêu cực ai là người kiểm tra, xử lý", đại biểu Sinh liên tục đặt vấn đề.

Liên quan tới vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cũng bày tỏ nhiều băn khoăn: “Với phương pháp luận xây dựng dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ này sẽ theo kiểu không tin ai cả, chỉ tin mỗi bản thân chúng ta làm tốt, các bộ khác không làm tốt. Nếu vậy giáo viên đi dạy chất lượng kém, bằng giả nhiều thì Bộ Công an cũng cấp cả bằng giáo viên hay sao?”.

Về nội dung chuyển sát hạch và cấp GPLX từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cũng cho biết, nhiều cử tri và nhân dân không đồng tình về đề xuất này.

Theo ông Nhưỡng, nếu vì lý do làm chưa được tốt việc đào tạo, sát hạch, cấp GPLX ở mặt nào đó mà chuyển vai trò quản lý nhà nước sang bộ khác thì không nên. Bởi trong nhà nước pháp quyền có sự phân công kiểm soát rất rõ, nhiệm vụ của bộ ngành nào thì bộ ngành đó làm, nếu có làm không tốt thì kiểm điểm, quy trách nhiệm người đứng đầu, chứ không phải cứ làm không tốt là chuyển sang cho bộ ngành khác.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
  • Vô tình gặp trên phố, 2 nhóm thanh thiếu niên đuổi chém nhau loạn xạ
  • Tỷ phú Ai Cập chi 2 triệu USD thuê sát thủ giết người tình xinh đẹp
  • Bị lừa đảo khi mua vé "Anh trai say hi" trên mạng
  • Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
  • Thỏa thuận ngầm của cựu Phó phòng Cục Hàng không vụ chuyến bay giải cứu
  • Cô gái "quăng" dép đuổi theo tên cướp điện thoại ở Đà Nẵng
  • Hành trình tìm công lý suốt 31 năm của bà mẹ mất con
推荐内容
  • Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
  • Nữ giám đốc lừa đảo hàng tỷ đồng
  • Án mạng sau lời từ chối uống bia ở Bình Dương
  • Thanh niên 19 tuổi khai lý do đạp ngã tài xế chở hàng ở TPHCM
  • Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
  • Đề nghị phạt cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải 3