【ltđ bđ hom nay】Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em và ngày quốc tế thiếu nhi 1/6: Cùng chăm lo, bảo vệ trẻ em
Sự quan tâm, hỗ trợ của cả cộng đồng là nguồn động viên giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt lên chính mình. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng các ngành đến thăm Làng trẻ SOS Cà Mau nhân Tháng Hành động vì trẻ em năm 2014).
“Bằng nhiều hình thức: trợ giúp, đỡ đầu, khám sức khoẻ, phẫu thuật miễn phí, tổ chức vui chơi giải trí, trẻ em ngày càng được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm hơn. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác truyền thông vận động cộng đồng giúp trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em là người dân tộc, trẻ sống trong gia đình nghèo được đảm bảo các quyền cơ bản theo quy định pháp luật”, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Võ Hoàng Hiệp nhận định.
Theo thống kê của Sở LÐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có trên 347.500 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 27,5% dân số). Trong đó, hơn 4.900 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt theo 10 nhóm đối tượng của Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE). Trong những năm qua, công tác BVCSTE của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng: 98,67% trẻ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; hơn 85% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc; 90% trẻ đúng tuổi đi mẫu giáo. Việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể…
Huy động sự quan tâm của cộng đồng
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực như: thăm, tặng quà, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ sống trong gia đình nghèo nhân ngày lễ, Tết, Tháng Hành động vì trẻ em. Năm 2014, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động trên 3,7 tỷ đồng hỗ trợ trên 3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; phẫu thuật 33 ca bệnh tim với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng. Riêng năm 2015, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động, hỗ trợ trên 309 trẻ hoàn cảnh đặc biệt, đã phẫu thuật 33 ca khe sứt môi, hở hàm ếch. Ngoài ra, UBND tỉnh còn hỗ trợ trên 80 triệu đồng cho trẻ em bệnh tim bẩm sinh khám trước phẫu thuật.
Sự quan tâm, hỗ trợ của cả cộng đồng là nguồn động viên giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt lên chính mình. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng các ngành đến thăm Làng trẻ SOS Cà Mau nhân Tháng Hành động vì trẻ em năm 2014). |
“Những kết quả trên minh chứng về những chuyển biến quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cả cộng đồng. Qua đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, hướng đến tạo cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ”, ông Võ Hoàng Hiệp phấn khởi.
Hiện nay, việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng hiệu quả. Tại một số cơ quan, đơn vị đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác BVCSTE, điển hình như Liên đoàn Lao động tỉnh. Ông Huỳnh Minh Hiếu, Phó Chủ tịch LÐLÐ tỉnh, cho biết, để góp phần chia sẻ, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống công nhân, viên chức, người lao động (CNVC-NLÐ), nhiều năm qua, các cấp công đoàn quan tâm bằng nhiều việc cụ thể: tặng quà, hỗ trợ tiền, học bổng… Ðặc biệt là việc nhận chăm sóc, đỡ đầu cho học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học (LÐLÐ huyện Cái Nước, đỡ đầu 113 em); triển khai phong trào thi đua với chủ đề “Cộng đồng trách nhiệm vì an sinh xã hội” trong CNVC-NLÐ để mua tặng bảo hiểm y tế cho học sinh hoàn cảnh khó khăn (LÐLÐ huyện U Minh, 77 học sinh được tặng bảo hiểm). Vừa qua, LÐLÐ tỉnh đã đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng của Tổng LÐLÐ Việt Nam hỗ trợ 25 triệu đồng, kịp thời giúp bé Mai Bình An, 10 tháng tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh có thêm chi phí mổ lần 3. “Hiện nay, LÐLÐ tỉnh đang nỗ lực rà soát hoàn cảnh CNVC-NLÐ để có hướng hỗ trợ các gia đình trong việc BVCSTE, giảm nguy cơ trẻ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”, ông Huỳnh Minh Hiếu cho biết thêm.
Phát huy quyền trẻ em
Với rất nhiều nỗ lực trong công tác BVCSTE, song con số hơn 23.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là điều đáng e ngại, rất cần sự chung tay của nhiều thành phần trong xã hội. Do vậy, Tháng Hành động vì trẻ em đã trở thành hoạt động truyền thống được tổ chức rộng khắp, góp phần nâng cao trách nhiệm và huy động toàn xã hội thực hiện các hoạt động giúp đỡ, chăm lo trẻ em.
Năm 2015, với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, tháng hành động năm nay, Cà Mau hướng đến xây dựng chính sách bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em; trẻ em được nói lên tiếng nói của mình và được lắng nghe, xem xét, phản hồi các ý kiến thông qua hoạt động, chương trình thúc đẩy quyền trẻ em, tổ chức các diễn đàn cho trẻ. Trong đó có sự quan tâm nhiều hơn nữa đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Năm 2015, Cà Mau phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Cùng với đó, ngành LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc BVCSTE, phấn đấu 99% số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho trẻ lang thang, cơ nhỡ, tổ chức cho các trẻ hồi gia; tạo điều kiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật, trẻ nghiện ma tuý, trẻ bị ảnh hưởng và nhiễm HIV; đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm từng bước đáp ứng các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em. |
“Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân là nguồn động viên để trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có thêm nghị lực vươn lên, hoà nhập cùng bạn bè để tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Mong rằng, gia đình và toàn xã hội cùng chung sức, chăm lo để tạo dựng cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”, ông Võ Hoàng Hiệp mong đợi.
Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngày càng nhiều. Ðể giảm thiểu những tác động tiêu cực trên, rất cần sự chung tay, vào cuộc của nhiều cấp sở, ban, ngành liên quan, các đoàn thể, tổ chức và toàn xã hội chứ không thể chỉ có Sở LÐ-TB&XH hay Sở GD&ÐT thì hiệu quả sẽ không cao.
Trong việc nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cần chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các em, gia đình trong phòng tránh tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, cần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em bằng các hoạt động như kết nối, tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em được giao lưu, học tập. Cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ, chăm sóc bản thân và kỹ năng để phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn của trẻ./.
Bài và ảnh: Băng Thanh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Asus tung “lính mới” MeMO Pad HD7
- ·Việt Nam có thêm 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Cao Bằng chuẩn bị đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của Unesco
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Chống thất thu thuế ở DN có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng
- ·Xuất hiện 'thánh nổ' gây xôn xao chương trình Ai là triệu phú
- ·Những bức ảnh Zoom "độc" của Cyber
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Tổng thống Nga ký luật ngân sách liên bang giai đoạn 2021
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Các nước nghèo chưa có nguồn cung vaccine phòng COVID
- ·Bãi bỏ 45 thủ tục hành chính thuế
- ·Bộ đôi xế "khủng" Mercedes độ Brabus
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Thời tiết ngày 19/12: Không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ
- ·Lộ hình ảnh vỏ hộp đựng iPhone "giá rẻ" trên mạng
- ·Nhiều trường đại học tiếp tục sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Mỹ áp thuế mới với phụ kiện máy bay và rượu nhập khẩu từ Pháp và Đức