会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】"Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi"!

【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】"Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi"

时间:2025-01-11 03:10:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:518次

"Nếu không đi học,ếukhôngđihọctuổiemđãlấyvợrồbảng xếp hạng c2 vòng 1/8 16 tuổi em đã lấy vợ rồi"

Hạnh LinhHạnh Linh

(Dân trí) - "Nếu không đi học, 16 tuổi đã lấy vợ rồi ở nhà leo đồi, quần quật cuốc đất, trồng sắn. Đến giờ em nghĩ lựa chọn của mình là đúng đắn", Tráng A Sừ, sinh viên Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa chia sẻ.

Chúng tôi gặp Tráng A Sừ, chàng trai đồng bào Mông đang cần mẫn mài kim loại tại lớp học cắt gọt kim loại, Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

A Sừ cho biết, tốt nghiệp cấp 2, em được cán bộ xã, bản, bộ đội biên phòng đến tận nhà vận động đi học tiếp. Cán bộ định hướng cho Sừ làm hồ sơ nộp vào Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa để vừa học văn hóa, vừa học nghề.

Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi - 1

Tráng A Sừ, sinh viên năm 2 ngành cắt gọt kim loại, trường Trung cấp Nghề miền núi, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Hạnh Linh).

Lúc đầu bố mẹ nói, A Sừ học làm gì? Ở nhà lên nương trồng cây ngô, cây sắn rồi tìm một người con gái "ưng cái bụng" dẫn về làm vợ là được. Bao đời nay, trong nhà có ai đi học kiếm chữ, kiếm nghề đâu.

A Sừ thấy trong bản, trong xã có nhiều anh chị đã thoát khỏi cảnh làm nương rẫy để đi học, có nghề nghiệp, nuôi được bản thân, giúp gia đình thoát nghèo nên nằng nặc đòi bố mẹ bán bò cho đi học.

Theo A Sừ, nếu không đi học, 16 tuổi Sừ đã có vợ rồi. Sừ dự tính, sau khi tốt nghiệp sẽ học thêm tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động.

Lần đầu rời xa gia đình, xa bản Chà Lan, A Sừ rất lo lắng. May thay, đến trường học, A Sừ được nhà trường tạo điều kiện cho ở ký túc cùng với các bạn học viên khác. Được thầy cô, bạn học quan tâm, A Sừ mở lòng, tích cực học tập.

Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi - 2

Sau 2 năm theo học văn hóa, học nghề A Sừ (thứ 2 bên trái) tìm thấy niềm vui từ việc học, nỗ lực thực hiện ước mơ (Ảnh: Hạnh Linh).

A Sừ kể, ở bản Chà Lan, xã Mường Lý, huyện Mường Lát - nơi A Sừ sinh ra có 6 bạn đang học cùng em ở ngôi trường này. Trước đó, tại xã cũng có nhiều con em đồng bào Mông đi học nghề, sau khi tốt nghiệp có tay nghề, xin được việc làm, thu nhập ổn định, điều đó thôi thúc em đi học, thực hiện ước mơ.

Ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, cho biết, con em đồng bào Mông ở Mường Lý nếu không theo học sẽ đi bộ đội hoặc lập gia đình khá sớm. Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại nhiều hệ lụy, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi.

Chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động con em của đồng bào đi học chữ, học nghề, học tiếng để đi xuất khẩu lao động hoặc đi nghĩa vụ quân sự, không được kết hôn sớm.

Theo ông Tuấn, Tráng A Sừ là một trong số những con em đồng bào Mông tiến bộ, em dám vượt qua hủ tục lạc hậu, rời khỏi Chà Lan để đi học chữ, học nghề, thực hiện ước mơ.

Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi - 3

A Sừ đang thực hành điều khiển máy tại lớp học (Ảnh: Hạnh Linh).

Ông Phạm Yên Trường, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa, cho biết, trước đây không nhiều con em dân tộc thiểu số theo học văn hóa, học nghề ở trường. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây con em đồng bào Mông, Khơ Mú, Dao ở các huyện vùng biên như Mường Lát, Quan Sơn đến trường học ngày càng đông.

Cũng như bao con em đồng bào Mông khác, Tráng A Sừ ngày mới nhập học rụt rè, ít nói, hạn chế giao tiếp với mọi người. Song thầy cô, học viên trong lớp, bạn cùng phòng động viên, trò chuyện giúp A Sừ hòa nhập, giờ đây trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát.

Theo ông Trường, hiện Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa có gần 1.500 học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đang theo học và chung một ước mơ thay đổi số phận, cuộc đời từ việc học chữ, học nghề.

Nếu không đi học, 16 tuổi em đã lấy vợ rồi - 4

Những lớp học nghề đang vun đắp ước mơ cho nhiều học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Hạnh Linh).

Trường có 29 lớp nghề, đào tạo ở 7 chuyên ngành gồm: Hàn, may thời trang, điện công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa - lắp ráp máy tính, thú y, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.

Việc nhà trường phối hợp đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, công ty, đưa học sinh đi trải nghiệm thực tế, thực tập; cung cấp thông tin cung - cầu lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với các thị trường lao động; nhu cầu tuyển dụng, việc làm của các doanh nghiệp đến từng học viên vì thế tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp luôn ở mức cao.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
  • Giá cà phê hôm nay 3/11: Thế giới và trong nước cùng giảm
  • Giá vàng hôm nay 3/11: Kết tuần tăng kịch trần
  • Phát triển du lịch xanh và bền vững tại Cà Mau
  • Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
  • BIDV hoạt động ổn định, ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến 'Ngân hàng Xanh'
  • Giới trẻ đua nhau 'đốt' tiền mua đồ chơi đắt đỏ về chỉ để ngắm
  • Loại tiền gửi nào sẽ không được bảo hiểm?
推荐内容
  • Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
  • Giá cà phê hôm nay 1/11: Trong nước tăng trở lại, thế giới tiếp đà giảm
  • Đóng điện thành công dự án Đường dây và TBA 110kV Hoằng Hóa 2
  • Đưa Thương hiệu Quốc gia vươn tầm thế giới
  • Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
  • Giá vàng hôm nay 7/11: Vàng lao dốc sau bầu cử Tổng thống Mỹ